Xây dựng mơ hình e-logistics với sự kết nối hoạt động thương mại điện tử vớ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 99 - 104)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.2. Ma trận giải pháp chiến lược phát triển e-logistics tại thành phố Hồ Chí Minh

5.2.1. Xây dựng mơ hình e-logistics với sự kết nối hoạt động thương mại điện tử vớ

logitics đa phương thức trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Xây dựng mơ hình e-logistics với sự kết nối hoạt động TMĐT với logitics đa phương thức trong xu thế CMCN 4.0 (Bảng 5.1), mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam nói

chung, TP.HCM nói riêng. CMCN 4.0 có thể rút ngắn q trình CNH, HĐH bằng cách “đi tắt, đón đầu”, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn. Bởi vì, CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính tồn diện, từ cấu trúc thị trường, đến cách thức sản xuất, tiêu dùng và quản lý nhà nước, kết nối TMĐT với logitics đa phương thức. “Đây là cơ hội để Việt Nam

nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của các ngành truyền thống cũng như việc tiếp cận thị trường thế giới trên nền tảng số/internet để tăng trưởng nhanh với giá trị gia tăng cao và bền vững.CMCN 4.0 đang và sẽ mang lại cơ hội cho nền kinh tế số, sản xuất và dịch vụ thơng minh; các loại hình kinh tế, cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, logistic, robotics… thơng minh hóa” (Trung tâm thơng tin Cơng nghiệp và Thương mại – Vitic, 2018).

Đặc thù của mơ hình e-commerce (Hình 5.4) là có độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mơ nhỏ lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi. Các dịng di chuyển hàng hóa lúc này mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên e-logistics có những khác biệt rất lớn với logistics truyền thống, nếu khơng được tổ chức tốt thì hiệu quả của mơ hình này sẽ giảm đáng kể.

Với lợi ích của phân phối trực tuyến là khơng phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp, do khách hàng có thể truy cập các thơng tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thông qua mọi thiết bị di động như máy tính cầm tay, sách điện tử, điện thoại di động… có khả năng truy cập Internet. Điều này giúp nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất liên hệ trực

tiếp với khách hàng và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách ngay lập tức và vào bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời tạo ưu thế về giá và chi phí từ việc sản xuất, lưu kho, và phân phối ở mức chi phí thấp hơn. Chính vì vậy trong TMĐT B2C các hoạt động e-logistics sẽ trở nên tối quan trọng và tập trung vào các vấn đề chính như: Xử lý đơn hàng, vận chuyển và phân phối, Dự trữ và bảo quản, lưu kho; Dịch vụ khách hàng... Tuy nhiên do nhu cầu của khách hàng rất đa dạng nên mức độ phức tạp của hàng hóa dự trữ cũng lớn hơn gấp nhiều lần. Việc quản lý và duy trì dự trữ cần đảm bảo chính xác, linh hoạt, yêu cầu cao trong áp dụng các loại máy móc thiết bị tự động và sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý kho nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch, phân loại, thiết lập danh mục hàng đảm bảo về thời gian, tốc độ.

Chuẩn bị đơn hàng, là hệ thống tiếp nhận, xử lý và chuẩn bị hàng hóa theo đơn hàng đặt từ các kênh bán khác nhau (cửa hàng, chợ online như 123mua, sendo…). Bao gồm việc đặt hàng theo đơn hàng, đóng gói theo tiêu chuẩn để giao hàng. Mức độ ứng dụng cơng nghệ cơ giới hóa và tự động hóa vào khâu này hết sức quan trọng vì sẽ cho phép tăng năng suất cung ứng, nâng cao tính chính xác, giảm thời gian chờ đợi của khách, nâng cao hiệu quả bán hàng. Giao hàng, bao gồm điều phối đơn hàng, xuất hàng từ kho cho khách hàng hoặc bên chuyển phát, và cập nhật thông tin tới khách hàng. Các DN bán lẻ B2C có thể tự tiến hành hoạt động giao hàng nếu có đủ chi phí và kinh nghiệm để xây dựng, đào tạo và quản lý đội ngũ giao hàng. Nhưng các DN nhỏ thì thường thiếu năng lực này nên sẽ phải thuê các dịch vụ giao nhận từ các công ty logisticsbên thức ba. Khi giao hàng, nhà bán lẻ B2C thường sử dụng một số phương thức giao hàng khác nhau, các phương thức này quyết định số lượng dịch vụ logistics và mức độ tham gia ít hay nhiều của DN vào các giao dịch điện tử.

Giao hàng tại kho của người bán (Buy online, pick-up in-store) hay mua hàng online, khách đến lấy hàng tại cửa hàng. Cách này khách hàng đến tận kho, cửa hàng của nhà cung cấp để thanh toán và nhận hàng. Đây là phương thức sơ khai nhất của TMĐT và không thuận tiện cho khách hàng. Tuy nhiên các DN khơng có khả năng cung ứng dịch vụ logistics vẫn có thể sử dụng. Phương thức giao hàng tại địa chỉ người mua (Buy online, ship to store) còn gọi là mua hàng online, giao hàng tận nhà. Cho phép hàng hóa được giao đến vị trí khách hàng u cầu, tạo thuận lợi cho khách nhưng lại làm tăng chi phí và nguồn lực logistics đáng kể. Lúc này nhà bán lẻ B2C sẽ phải chịu tồn bộ chi phí

vận chuyển và giao hàng, trong trường hợp còn hạn chế về vốn và năng lực giao nhận vận chuyển thì rất khó thực hiện.

Dropshipping hay giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển là một mơ hình rất tối ưu, cho phép DN mua sản phẩm cá biệt từ người bán buôn và chuyển trực tiếp đến khách hàng của DN. Thay vì phải mua một số lượng lớn hàng tồn kho, Nhà bán lẻ B2C chỉ đơn giản là hợp tác với một nhà cung cấp có khả năng vận chuyển và liệt kê danh mục hàng hóa của họ có để bán. Sau đó, khi nhận được đơn đặt hàng, đơn này sẽ được chuyển tiếp tới các nhà cung cấp để thực hiện. Các nhà cung cấp sẽ xuất xưởng sản phẩm trực tiếp từ nhà kho của họ tới khách hàng của DN, và DN chỉ trả phí vận chuyển cho đơn hàng.Lợi ích của phương thức này là không cần nhiều vốn, không phải tồn kho, quay vịng vốn nhanh, khơng có áp lực về thời gian. Đặc biệt nó phù hợp với các DN bán lẻ B2C hoàn toàn thiếu mạng lưới nhà kho, phương tiện vận tải, đội ngũ giao hàng vì đã tận dụng được toàn bộ năng lực logistics của nhà cung ứng.

DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS)

DỊCH VỤ HẬU CẦN TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (MULTI-LOGISTICS) E-LOGISTICS (ECOMMERCE)

NHÀ CUNG ỨNG B2B B2B KHÁCH HÀNG

B2C

MUA BÁN

SRM SCM

INTERNET INTRANET INTERNET

NHÀ CUNG ỨNG KHÁCH HÀNG

CON NGƯỜI – CƠNG NGHỆ - QUY TRÌNH

Hình 5.4. Mơ hình Dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics)

* Nguồn: Tác giả xây dựng, 2018

Trong Mơ hình Dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics) thì Trung tâm E-logistics là thành tố cốt lõi của hệ thống e-logistics đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả các hoạt động e-logistics; Tối ưu hóa mức dự trữ, Đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng; Tối thiểu thời gian lưu chuyển của hàng hóa; Giảm chi phí e-logistics. Bên cạnh đó

hoạt động của trung tâm logistics cũng cần đạt được các mục tiêu KT-XH, như: Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả hơn; Đảm bảo chuyển giao hiệu quả hàng hóa được vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác nhau; Sử dụng tối ưu hệ thống giao thông vận tải quốc gia và quốc tế; Hỗ trợ phát triển KT-XH cấp vùng, cấp quốc gia và cấp khu vực thông qua đáp ứng hiệu quả dịch vụ e-logistics phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

Các chức năng nhiệm vụ cơ bản của một trung tâm e-logistics bao gồm:

i) Giải pháp Kết nối và Chuyển tải, Trung tâm logistics cung cấp dịch vụ chuyển

giao DV/HH từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác. Dịch vụ này mang lại hiệu quả cao cho nhà vận tải, nhà phân phối, nâng cao hiệu quả hoạt động lưu kho phân phối hàng tồn kho, hàng dự trữ với mức chi phí tối thiểu cho đến thời điểm mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng.

ii)Giải pháp Lưu kho bãi, Đây là chức năng truyền thống của kho bãi. Hàng hóa

cần phải lưu kho theo các hình thức khác nhau. Tuy nhiên thực tế các trung tâm logistics thường được thiết kế để tối thiểu hóa và thậm chí loại trừ dự trữ lưu kho. Các trung tâm logistics hiện đại được thiết kế chú trọng tới hiệu quả lưu chuyển dịng hàng hóa hơn là lưu kho dự trữ.

iii) Giải pháp Xếp dỡ hàng, Trung tâm e-logistics được trang bị các thiết bị làm

hàng hiện đại phục vụ cho hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại trung tâm. Cơng tác quản trị làm hàng cũng cần thực hiện hiệu quả nhằm giảm thiểu các thao tác, hoạt động làm hàng, sử dụng hiệu quả cả không gian và thời gian. Các mục tiêu cơ bản của hoạt động làm hàng tại trung tâm e-logistics bao gồm: Tối ưu hóa năng lực chứa hàng của kho và bến bãi; Tối thiểu hóa khơng gian khơng dùng để chứa hàng; Giảm số lần thao tác làm hàng; Đảm bảo điều kiện làm việc an tồn và hiệu quả; Tối thiểu hóa lao động thủ công; Tăng hiệu quả luồng luân chuyển logistics tổng thể; Giảm chi phí.

iv) Giải pháp Gom hàng, Là giải pháp tập hợp các lô hàng nhỏ được gom thành các

lô hàng lớn phục vụ cho việc vận chuyển dễ dàng và tiết giảm chi phí, hiệu quả và khoa học trong vận chuyển... Việc gom hàng có thể được nhà cung cấp dịch vụ trung tâm logistics hoặc bên thứ ba thực hiện. Ưu điểm nổi bật của gom hàng là tiết kiệm chi phí vận tải và chuyển phát.

v) Giải pháp Chia chọn hàng hoá, Đây là hoạt động ngược lại việc gom hàng. Là

Hàng hóa được vận chuyển đến trung tâm logistics từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, sau đó được kết hợp lại để vận chuyển cho các khách hàng khác nhau. Phối hợp phân chia hàng gắn liền với hoạt động phân loại, phân chia hay trộn lẫn. Trong trường hợp này trung tâm e-logistics khơng chỉ đóng vai trị là điểm lưu kho hàng mà còn là điểm chuyển giao hàng; Tạo ra giá trị e-logistics gia tăng, Giá trị này thông thường được cung cấp bởi các DN logistics tạo ra cho sản phẩm cuối cùng. Các hoạt động VAL điển hình bao gồm:

+ Hoạt động low-end VAL (Value Added Logistics): thông thường tạo ra giá trị gia tăng khơng cao cho hàng hóa như: làm nhãn, đánh dấu sản phẩm quốc gia hay khách hàng đặc biệt, thêm các thao tác phụ hay linh phụ kiện, sắp xếp lại hàng hóa hay chia nhỏ hàng, …

+ Hoạt động high-end VAL: thông thường tạo ra giá trị giá tăng cao cho hàng hóa như: trộn hàng hạt hay pha hàng lỏng, hun khử trùng, lắp ráp cuối, hướng dẫn/đào tạo, sửa chữa,….

+ Hoạt động back office: bao gồm quản lý luồng ln chuyển hàng hóa và thơng tin, bảo hiểm, thơng quan,… Các hoạt động này cịn gọi là hoạt động giá trị gia tăng dịch vụ (VAS-Value Added Services).

+ Các dịch vụ giá trị gia tăng cho trang thiết bị (VAF-Value Added Facilities): bao gồm các dịch vụ như duy tu thiết bị, cho thuê thiết bị hay làm sạch thiết bị.

vi) Giải pháp Dự trữ hàng tối ưu, Một trong những chức năng hiện đại của trung

tâm e-logistics là lưu trữ hàng tối ưu, đây là chức năng lưu trữ hàng hóa đến thời điểm muộn nhất có thể thời điểm hàng hóa phải giao ra thị trường hay phải giao cho khách hàng. Chức năng này rất phổ biến đối với hoạt động logistics quốc tế nhằm lưu trữ hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định dưới dạng nhất định, tại một nơi nào đó, tới một thời điểm nào đó có lợi nhất cho khách hàng, cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho tồn bộ chu chuyển dịng logistics.

vii) Giải pháp Logistics ngược, Đây là một trong nhiều chức năng giá trị logistics

gia tăng (VAL) khi nhà sản xuất yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP-Logistics Services Provider) thực hiện thu hồi các sản phẩm lỗi, các linh kiện phụ tùng lỗi. Các sản phẩm và linh kiện phụ tùng này sẽ được thu gom hay sửa chữa phục hồi theo yêu cầu của nhà sản xuất tại các trung tâm logistics.

Ngồi ra, Trung tâm e-logistics cịn là nơi thực hiện các thủ tục hải quan, thông quan, kiểm tra kiểm sốt hàng hóa,… cũng như các chức năng quan lý nhà nước khác theo quy định đối với hoạt động e-logistics nội địa và hoạt động e-logistics quốc tế. Trung tâm e-logistics cịn có thể đóng vai trị là depot cho các phương tiện vận tải, người điều khiển và quản lý phương tiện vận tải, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải, điều chỉnh lịch trình khai thác phương tiện và sử dụng thay thế hoán đổi nhân lực trong hoạt động vận tải, phân phối cho phù hợp. Trung tâm e-logistics cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng như ăn, nghỉ, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tài chính-tín dụng, cho th văn phịng, … Trung tâm e-logistics cịn có thể cung cấp dịch vụ cho hoạt động bán lẻ các sản phẩm cuối cũng như các linh phụ kiện cho khách hàng cuối, mang lại lợi ích và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho cả khách hàng cuối cũng như nhà sản xuất phân phối.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w