Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành, bồi dưỡng nhân lực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 109 - 112)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.2. Ma trận giải pháp chiến lược phát triển e-logistics tại thành phố Hồ Chí Minh

5.2.5. Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành, bồi dưỡng nhân lực

nhân lực tại doanh nghiệp.

Phát biểu tại diễn đàn "Phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics và xu hướng tại Việt Nam" do tổ chức Australian Aid, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Hiệp hội DN dịch vụ logistics VN (VLA) tổ chức ngày 16/05/2019, ông Lê Duy Hiệp, chủ tịch VLA, cho biết đến năm 2030, ngành logistics Việt Nam dự kiến sẽ thiếu đến 2 triệu lao động phục vụ cho ngành. "Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực

logistics rất cao, tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp các trường nghề không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về cả chất lượng và số lượng. Xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam đòi hỏi sự tham gia và cam kết tích cực của các bên liên quan bao gồm Chính phủ, chính quyền địa phương, các cơng ty logistics và các trường dạy nghề" (42).

Theo ông Hiệp, do xuất phát điểm phát triển chậm so với các nước trong khu vực, nguồn nhân lực của ngành logistics Việt Nam chủ yếu do các DN tự đào tạo, trong khi các chương trình đào tạo chính quy chỉ mới thực hiện vài năm gần đây, đã dẫn đến việc không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển nóng của ngành, ước trên 10%/năm. Trong khi đó, khảo sát chuyên sâu về hiện trạng và giải pháp cho công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành logistics Việt Nam của VLA được công bố tại diễn đàn cho thấy, 92% nhân

42Trần Vũ Nghị (2019). Ngành logistics VN 'báo động đỏ' thiếu hụt 2 triệu lao động. Báo Tuổi trẻ. Nguồn: https://tuoitre.vn/nganh-logistics-vn-bao-dong-do-thieu-hut-2-trieu-lao-dong-20190516110908571.htm. Truy cập lúc: 16/05/2019 12:43 GMT+7

viên làm việc tại DN logistics trong nước thực hiện công việc khai báo hải quan, 86,5% làm giao nhận hàng hóa tổng hợp, 86,5% thực hiện nhiệm vụ hành chính logistics, 64,9% điều hành vận tải.. (Trần Vũ Nghị, 2019).

Đặc biệt, quy mô nhân lực của các DN logistics trong nước cũng đáng e ngại. Với hơn 3.000 DN đang hoạt động trên cả nước nước, nhưng có đến 32,4% DN có dưới 50 nhân viên, khoảng 18,9% DN có từ 50-100 lao động, chỉ 10,8% DN có từ 1.000 lao động trở lên. Ơng Nguyễn Trọng Khoa, phó chủ tịch VLA, cho hay khả năng đáp ứng nhu cầu năng lực cho ngành logistics hiện chỉ khoảng 10%, và đề xuất "chính sách nhà nước cần hỗ trợ tích cực hơn nữa cho các DN tham gia đào tạo nguồn lực cho ngành". Theo các diễn giả tham gia diễn đàn, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực và đầu tư vào phát triển kỹ năng, nhưng năng suất lao động của Việt Nam vẫn thuộc hàng thấp nhất trong khu vực (Trần Vũ Nghị, 2019).

Một trong những nguyên nhân chính là các kỹ năng được đào tạo khơng gắn kết với nhu cầu của thị trường lao động. Do đó, sinh viên tốt nghiệp được sắp xếp vào những vị trí tay nghề thấp với mức lương khiêm tốn, trong khi các nhà tuyển dụng lại phải đầu tư đào tạo lại nhân viên. Cịn ơng Trần Ngọc Liêm, phó giám đốc VCCI - TP.HCM nhận định một trong những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam là chất lượng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động. Báo cáo PCI năm 2018 của VCCI cho thấy 29% DN FDI khi đánh giá chất lượng lao động tại địa phương nơi họ hoạt động nói "đáp ứng được", nhưng có đến 67% DN cho rằng chỉ "đáp ứng được một phần nhu cầu". 74% DN cho biết khó khăn khi tuyển dụng vị trí cán bộ kỹ thuật, 84% khó tuyển được vị trí giám sát... (Trần Vũ Nghị,

2019).

Do vậy, TP.Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ở các cấp đại học, cao đẳng, trung cấp nghề; hình thành đội ngũ cán bộ quản lý và lao động e-logistics có trình độ cao, bồi dưỡng nhân lực tại DN (Bảng 5.1).

Nhân lực ngành logistics thiếu kiến thức tồn diện, trình độ ICT cịn hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển của logistics thế giới. Trình độ tiếng Anh nghiệp vụ logistics cịn hạn chế, chỉ khoảng 4% nhân lực thơng thạo tiếng Anh nghiệp vụ. 30% các DN phải đào tạo lại nhân viên. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nhân lực Quốc gia đến năm 2025 là khoảng 300.000 nhân viên chun nghiệp, có trình độ chun mơn, ICT và tiếng Anh đáp ứng yêu cầu trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0, trong số khoảng 1,2 triệu

người hoạt động trong lĩnh vực logistics. Theo khảo sát của 108 DN của hiệp hội DN trong tháng 9/2017, có đến gần 50% cơng ty có nhu cầu tuyển thêm từ 15 - 20% nhân viên trong thời gian tới. Sự gắn kết giữa DN và nhà trường chưa nhiều, chưa thiết thực, và chưa đáp ứng được nhu cầu của DN (Trần Anh Tuấn, 2018).

Ngành quản trị logistic là xu hướng phát triển cần nhiều nhân lực trong những năm tới. Người học ngành này có thể làm việc tại các DN thuộc nhiều ngành với nhiệm vụ quản trị chiến lược kinh doanh, hoạch định chính sách vận tải, thiết kế chuỗi vận tải hiệu quả, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, phân tích và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều người làm cơng việc thuộc logistics, nhưng do thiếu cập nhật thơng tin nên họ khơng biết là mình đang tham gia vào lĩnh vực này. Khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM về chất lượng nhân lực logistics cho thấy: 53,3% DN thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% DN phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% DN hài lịng với chun mơn của nhân viên. Điều này cho thấy nguồn nhân lực logistics có chất lượng quá thấp (43).

Quyết định số 175 QĐ-TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng phê duyệt “Chiến lược phát triển tổng thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đến 2020” đã nêu rõ: “Coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thơng hàng hóa”. Điều này cho thấy, việc phát triển ngành logistics và nguồn nhân lực logistics đã trở thành chương trình cấp quốc gia. Nhu cầu về nhân lực logistics trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục tăng và sẽ thu hút hàng trăm nghìn nhân lực trẻ tham gia (44)

Tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2018 - 2025, tỷ trọng nhu cầu nhân lực các nhóm ngành kinh tế chiếm tỷ trọng 30% tổng nhu cầu nhân lực, khoảng 100.000 chỗ làm việc, trong đó chuyên ngành Logistics cần khoảng 18.000-20.000 người/năm, bao gồm trình độ đại học chiếm tỷ trọng 25%, cao đẳng 30%, trung cấp 25 % và sơ cấp nghề 20%.. (Trần Anh Tuấn, 2018).

Như vậy, TP. Hồ Chí Minh cần phát triển mơ hình liên kết hai chiều giữa DN ngành và cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng và chuẩn hóa chương trình đào tạo e-logistics (Bảng 5.1).

43Trần Anh Tuấn (2018). Nhân lực ngành Logistics 2018-2025.- Ngành nào hút nhân lực trong tương lai? 44Thủ tướng Chính Phủ (2011). Quyết định số 175 QĐ-TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng phê duyệt “Chiến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 109 - 112)

w