Tình hình xử lý rủi ro liên quan đến thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54 - 57)

Tiêu chí Số tiền XLRR thẻ tín dụng (triệu đồng) Tổng nợ quá hạn thẻ tín dụng (triệu đồng) Tổng dư nợ thẻ tín dụng (triệu đồng) Tỷ lệ số tiền XLRR/Dư nợ quá hạn thẻ tín dụng (%) Tỷ lệ số tiền XLRR/Tổng dư nợ thẻ tín dụng (%) Năm 2013 40,218 43,756 219,879 92 18 Năm 2014 45,789 47,793 220,245 95,8 21 Năm 2015 48,245 50,782 227,722 95 21 Năm 2016 50,343 52,243 229,559 96,3 22 Năm 2017 51,847 53,586 256,179 96,7 20

(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Thẻ Agribank từ năm 2013 đến năm 2017) Nhìn số liệu bảng 2.9 trên chúng ta thấy:

- Tỷ lệ số tiền xử lý rủi ro/dư nợ quá hạn thẻ tín dụng rất cao, năm 2013 là 92% đến năm 2017 là 96,7%, hầu như tăng cả về tỷ lệ và số tuyệt đối qua các năm. Điều này cho thấy các khỏan nợ quá hạn thẻ tín dụng chủ yếu được xử lý rủi ro,

ngân hàng không thu được nợ. Điều này phản ảnh việc xử lý nợ, thu hồi nợ tại các chi nhánh của Agribank hầu như khơng có hiệu quả. Khách hàng đã cung cấp chứng từ chứng minh năng lực tài chính, nguồn trả nợ để mở thẻ tín dụng khơng chính xác, thiếu trung thực, khách hàng bị thôi việc, thay đổi giảm nguồn thu nhập nhưng không thông báo với ngân hàng, trong khi đó cán bộ quản lý khoản vay khơng làm đúng quy trình nghiệp vụ, khâu thẩm định khách hàng trước khi cho vay và theo dõi sau khi cho vay kém nên để xảy ra nợ xấu cao.

- Tỷ lệ số tiền xử lý rủi ro/Tổng dư nợ thẻ tín dụng trừ năm 2013 là 18%, các năm cịn lại đều trên 20%. Đây chính có thể coi là tỷ lệ mất vốn của ngân hàng khi cho vay thẻ tín dụng.

Qua các số liệu ở bảng 2.8 và 2.9 cho thấy hoạt động cho vay thẻ tín dụng của Agribank hiệu quả chưa cao, nợ quá hạn tăng hàng năm và không thu được nợ, đa số các món nợ quá hạn phải xử lý rủi ro, ảnh hưởng đến nguồn tài chính của hệ thống. Do vậy, Agribank cần có các giải pháp cụ thể để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động này nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh hơn nữa.

2.2.2.2 Rủi ro, tổn thất do gian lận, giả mạo thẻ

Trên cơ sở lý luận nêu tại mục 1.3.2.4, rủi ro do gian lận, giả mạo thẻ có thể do phát hành thẻ giả mạo, thẻ bị mã hóa lại băng từ, thẻ bị skimming, thẻ bị mất cắp, thất lạc....Tuy nhiên tại Agribank thời gian qua rủi ro tổn thất do gian lận, giả mạo thẻ xảy ra trong một số trường hợp sau:

- Thẻ do Agribank phát hành bị tội phạm ăn cắp, sao chép thông tin dữ liệu tại đầu đọc thẻ và thiết bị chụp mã PIN tại bàn phím, thành ATM hoặc các vị trí có khả năng soi, chụp được bàn phím và làm giả sau đó để thực hiện giao dịch gian lận, giả mạo chiếm đoạt tiền bất hợp pháp gây tổn thất cho Agribank.

Kẻ gian làm thiết bị có hình dáng giống với đầu đọc thẻ và chụp lên khe đầu đọc thẻ để sao chép thơng tin dữ liệu thẻ hoặc có trường hợp gắn cố định trong đầu đọc thẻ một thiết bị mỏng có mạch, đầu từ để đọc dữ liệu và có pin để lưu dữ liệu hoặc gần đây là loại thiết bị có màu xanh giống với màu đầu đọc thẻ của máy ATM nhưng không phải loại chụp lên đầu đọc thẻ mà được gắn ngay phía ngồi

đầu đọc thẻ. Nguyên nhân chủ yếu phát hiện thẻ bị sao chép dữ liệu tại ATM là ngân hàng nhận được nhiều khiếu nại, tra soát của khách hàng bị rút mất tiền trên tài khoản dù không thực hiện giao dịch.

+ Năm 2008, Agribank đã phát sinh rủi ro, tổn thất do thẻ nội địa do Agribank chi nhánh Cầu Giấy, Sở Giao dịch, Láng Hạ phát hành bị ăn cắp, sao chép thơng tin, chụp mã PIN tại ATM. Vì vậy, từ năm 2008, Agribank đã trang bị và triển khai lắp đặt chương trình phần mềm và thiết bị phần cứng phòng chống tội phạm thẻ (Anti-Skimming) tại 100% ATM. Đây là giải pháp phòng chống đối tượng tội phạm sử dụng thiết bị chụp lên đầu đọc thẻ để sao chép thông tin, dữ liệu thẻ.

+ Tuy nhiên trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm lắp đặt thiết bị sao chép thông tin dữ liệu thẻ và chụp mã PIN tại ATM (Skimming) có xu hướng gia tăng với phương thức, thủ đoạn hoàn toàn mới và rất tinh vi là gắn thiết bị sao chép thông tin, dữ liệu thẻ bên trong đầu đọc thẻ ATM và lắp Camera siêu nhỏ tại vị trí chiếu thẳng vào bàn phím ATM để chụp mã PIN. Đối tượng tội phạm chủ yếu là người nước ngồi có quốc tịch Trung Quốc, Đài Loan,v.v...tập trung tấn công chủ yếu vào ATM dịng NCR Selfserv (là dịng máy có thiết kế khe đầu đọc thẻ rộng) và các ATM đặt tại các khu du lịch, các TP lớn nơi có mật độ người dân giao dịch nhiều. Với phương thức này tội phạm hồn tồn vơ hiệu hóa được giải pháp Anti-Skimming của ngân hàng, gây rủi ro, tổn thất về tài chính cho hàng loạt NHTM tại Việt Nam, trong đó có Agribank. Theo báo cáo của Tiểu Ban Quản lý Rủi ro - Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, tổng số ATM của các NHTM tại Việt Nam năm 2017 bị Skimming là 75 ATM (tăng 25% so với năm 2016) và phạm vi ATM bị skimming trước đây chỉ tập trung tại các thành phố lớn hoặc các thành phố du lịch như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng....thì đến nay cũng mở rộng ra các tỉnh thành trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)