8. Kết cấu của luận văn
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINHDOANH
2.2.2.6 Rủi ro, tổn thất liên quan đến ĐVCNT
Đây là rủi ro, tổn thất có thể phát sinh trong nghiệp vụ chấp nhận thanh toán thẻ do các nguyên nhân sau:
- ĐVCNT đăng ký thành lập với mục đích lừa đảo, chỉ hoạt động trong khoảng thời gian ngắn, sau khi được Agribank tạm ứng thanh tốn ghi Có vào tài khoản thanh tốn của ĐVCNT thì nhanh chóng rút tiền, bỏ trốn gây tổn thất cho Agribank. Đặc biệt, thủ tục thành lập đăng ký mơ hình HKD, DNTN tại Việt Nam hiện nay rất đơn giản và nhanh chóng. Vì vậy với mục đích thành lập để lừa đảo nên về cơ bản các đơn vị này dễ dàng đáp ứng các yêu cầu, quy định tham gia mạng lưới ĐVCNT của Agribank gây tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, tổn thất cho Agribank.
- ĐVCNT sau khi được Agribank tạm ứng thanh tốn ghi Có vào tài khoản thanh tốn thì bị phá sản, giải thể hoặc chủ ĐVCNT chết, mất tích dẫn đến mất khả năng thanh toán, gây tổn thất cho Agribank. Mặc dù từ khi triển khai nghiệp vụ thẻ cho đến nay chưa có phát sinh rủi ro, tổn thất tuy nhiên vẫn hồn tồn có khả năng xảy ra trường hợp này.
- ĐVCNT thông đồng, cấu kết với các đối tượng tội phạm sử dụng thẻ giả hoặc lấy cắp thông tin, dữ liệu thẻ để sản xuất thẻ giả và thực hiện giao dịch gian lận, giả mạo. Sau khi được Agribank tạm ứng thanh tốn ghi Có vào tài khoản thanh tốn thì rút tiền gây tổn thất cho Agribank.
Đây là loại rủi ro rất khó để kiểm sốt và phát hiện do ĐVCNT chủ động thông đồng, cấu kết với tội phạm nên mặc dù các đối tượng sử dụng thẻ giả hoặc thực hiện giao dịch thẻ khống (giao dịch khơng mua bán hàng hóa/dịch vụ thật) nhưng vẫn xuất trình và cung cấp được đầy đủ các giấy tờ, chứng từ giao dịch thẻ phát sinh khi ngân hàng kiểm tra và yêu cầu, chỉ có thể phát hiện khi ĐVCNT có phát sinh nhiều giao dịch bị các TCPHT địi bồi hồn với lý do gian lận, giả mạo hoặc khi ĐVCNT có một số dấu hiệu bất thường trong chấp nhận thanh toán thẻ, như: Phát sinh nhiều giao dịch trong một khoảng thời gian ngắn, số tiền giao dịch lớn không phù hợp, logic với mặt hàng kinh doanh; Giao dịch không thành công
phát sinh nhiều do bị TCPHT từ chối; Phát sinh nhiều giao dịch Fallback mặc dù Agribank đã hoàn thành chấp nhận thanh toán thẻ Chip theo chuẩn EMV (Là giao dịch được hoàn thành trong điều kiện thẻ Chip giao dịch trên thiết bị chấp nhận Chip nhưng phải chuyển sang đọc dữ liệu thẻ trên dải từ do việc đọc Chip bị lỗi).
Thực tế trong thời gian qua, tại Agribank chỉ phát sinh trường hợp ĐVCNT thông đồng, cấu kết với các đối tượng tội phạm sử dụng thẻ giả hoặc lấy cắp thông tin, dữ liệu thẻ để sản xuất thẻ giả và thực hiện giao dịch gian lận, giả mạo. Tội phạm chủ yếu tập trung vào ĐVCNT là Hộ kinh doanh cá nhân, DNTN mới ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với ngân hàng nhưng phát sinh nhiều giao dịch gian lận, giả mạo trong khoảng thời gian ngắn (2-3 ngày); một ĐVCNT ký hợp đồng, lắp đặt cùng một lúc nhiều thiết bị POS của các ngân hàng khác nhau nhằm lợi dụng, thơng đồng với tội phạm chấp nhận thanh tốn bằng thẻ giả.
Bảng 2.15: Số lượng Đơn vị chấp nhận thẻ có dấu hiệu nghi ngờ thơng đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Hộ kinh doanh Công ty TNHH, CTCP Hộ kinh doanh Công ty TNHH, CTCP Hộ kinh doanh Công ty TNHH, CTCP Hộ kinh doanh Công ty TNHH, CTCP Hộ kinh doanh Công ty TNHH, CTCP 4 2 6 3 9 5 13 7 18 9
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Trung tâm Thẻ Agribank)
Số lượng các ĐVCNT cũng có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là trong năm 2016, 2017 việc các ĐVCNT lợi dụng dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp để cấu kết tội phạm hưởng chênh lệch phí hoặc chiếm dụng vốn của ngân hàng. Năm 2016 là 20 ĐVCNT, tăng 6 ĐVCNT, tỷ lệ tăng 42,8% so với năm 2015, năm 2017 là 27 ĐVCNT, tăng 7 ĐVCNT, tỷ lệ tăng 35% so với năm 2016.
Về tổn thất, tính đến năm 2017 các giao dịch có nguy cơ gây ra tổn thất cho Agibank thì rất lớn lên đến hàng 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền bị tổn thất đối với ĐVCNT là gần 20 tỷ đồng do không cung cấp được đầy đủ bằng chứng chứng minh giao dịch là hợp pháp hợp lệ khi có tra sốt, khiếu nại. Năm 2013 hầu như không gây tổn thất cho Agribank, đến năm 2014 số tiền gây tổn thất cho Agribank
là 1 tỷ đồng chiếm khoảng 9% trên tổng số giao dịch có nguy cơ gây ra tổn thất. Tuy nhiên trong năm 2017 con số này tăng vọt lên là 101 tỷ trong đó số tiền bị tổn thất là 19 tỷ chiếm 18,8%.
Biểu đồ 2.2: Số tiền các giao dịch có nguy cơ gây ra tổn thất
Một số trường hợp ĐVCNT gian lận, gây rủi ro cho Agribank trong thời gian qua như:
- Cơng ty TNHH Nước giải khát Hồng Hun, giao dịch tại 1 chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh: trong khoảng thời gian từ ngày 10/1/2017 đến ngày 19/1/2017 đã thông đồng với tội phạm sử dụng thẻ giả để thực hiện các giao dịch gian lận tại POS, số tiền gian lận hơn 700 triệu đồng.
- Công ty TNHH Ruby Trading cũng giao dịch tại 1 chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh: trong khoảng thời gian từ 25/5/2017 đến 10/6/2017 cũng thông đồng với tội phạm sử dụng thẻ giả để thực hiện giao dịch gian lận tại POS, số tiền gian lận hơn 600 triệu đồng, sau đó ĐVCNT đã bỏ trốn.
- Công ty TNHH MTV DV Khách sạn Kim Long, khách hàng của chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh đã thơng đồng với nhóm người Đài Loan thực hiện giao dịch khống, nhập thông tin thẻ giả và hưởng hoa hồng 10%, chỉ trong thời gian ngắn số tiền gian lận gần 700 triệu đồng.
Một số ĐVCNT thực hiện nhiều giao dịch thanh tốn hàng hóa dịch vụ khống, như hộ kinh doanh chuyên kinh doanh sim card điện thoại, một tháng phát sinh 2.000 giao dịch với số tiền 70 tỷ/tháng; Hộ kinh doanh chuyên kinh doanh xăng dầu, phát sinh 1.000 giao dịch/tháng với số tiền gần 30 tỷ đồng/tháng; Một
0 20 40 60 80 100 120 2013 2014 2015 2016 2017 11 42 75 87 101 0 1 2 9 19
Số tiền có nguy cơ tổn thất số tiền tổn thất
của hàng bán Gas, phát sinh 700 giao dịch/tháng với số tiền 23 tỷ đồng/tháng; Công ty kinh doanh vận tải phát sinh 1.000 giao dịch/tháng với số tiền gần 30 tỷ đồng/tháng. Khi kiểm tra ĐVCNT khơng cung cấp được hóa đơn giao dịch chứng minh giao dịch phát sinh là hợp pháp, hợp lệ: khơng có hóa đơn giao dịch tại POS hoặc hóa đơn giao dịch khơng có chữ ký của chủ thẻ, khơng cung cấp được hóa đơn VAT...
Các ĐVCNT này chủ yếu cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh tốn tại POS với số tiền giao dịch chẵn, trong khoảng thời gian ngắn với doanh số thanh tốn rất lớn trung bình từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng/tháng, phát sinh nhiều giao dịch của 1 thẻ. Nhiều ĐVCNT khi kiểm tra thực tế không có POS tại địa điểm lắp đặt như đăng ký, các đối tượng mang thiết bị đến địa điểm khác để thực hiện giao dịch, đồng thời có hiện tượng quảng cáo công khai dịch vụ rút/ứng tiền/đáo hạn thẻ tín dụng trên mạng xã hội.
Trước thực tế đó, Agribank đã áp dụng một số giải pháp, tăng cường an ninh, an toàn và quy định chặt chẽ hơn quyền và nghĩa vụ của ĐVCNT, yêu cầu ĐVCNT phải thực hiện ký quỹ khi ký Hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với Agribank. Đồng thời cũng tăng cường giám sát các giao dịch nghi ngờ trên hệ thống. Tuy nhiên khơng thể phịng chống triệt để ĐVCNT có hành vi chủ động thơng đồng với tội phạm trong chấp nhận thanh tốn thẻ do phụ thuộc nhiều vào việc chi nhánh chấp hành và thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ của Agribank, đặc biệt là cơng tác thẩm định, cơng tác giám sát ĐVCNT vì vậy vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, tổn thất cho Agribank.