8. Cấu trúc luận văn
1.3. Đổimới giáo dục phổ thông và những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên trung học
1.3.1. Một số điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS
a. Mục tiêu giáo dục
Chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại. Mục tiêu giáo dục cho học sinh cấp THCS là giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để tích lũy tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: (1) Yêu nước: với lứa tuổi học sinh THCS yêu cầu cụ thể về phẩm chất này là cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dịng họ, q hương; Tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dịng họ, q hương; Có ý thức bảo vệ các di sản văn hố, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hố. (2) Nhân ái: u q mọi người; Tơn trọng sự khác biệt giữa mọi người (3) Chăm chỉ: chăm học và chăm làm (4) Trung thực và (6) Trách nhiệm:
có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và mơi trường sống Yêu cầu cần đạt về năng lực: (1) Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; (2) Những năng lực đặc thù bao gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, CTGDPT cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.
b. Kế hoạch giáo dục
CTGDPT 2018 cấp THCS có những điểm mới cần lưu ý trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục, Chương trình chỉ quy định tổng số tiết học của mỗi môn học, hoạt động giáo dục; không quy định cụ thể số tiết học cho từng chủ đề/bài học. Việc quy định số tiết cụ thể cho từng chủ đề/bài học do nhà trường quy định trong kế hoạch giáo dục nhà trường và kế hoạch này do GV và CBQL nhà trường xây dựng. Một số môn học giảm số tiết (ngữ văn, khoa học tự nhiên, cơng nghệ), có một số mơn học tăng số tiết (ngoại ngữ, tin học, giáo dục địa phương, nghệ thuật), một số môn tăng, giảm số tiết trong phạm vi từng khối và không thay đổi nhiều về tổng thể của 4 năm. Sự thay đổi số tiết của cả chương trình và của từng khối lớp có thể dẫn tới sự thay đổi trong tính số giờ lao động và phân công chuyên môn cho giáo viên, đặc biệt ở những năm thực hiện song song CTGDPT 2006 và CTGDPT 2018.
Về thời lượng giáo dục: thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Mỗi buổi học khơng bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường THCS đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
c. Nội dung giáo dục
Nội dung các môn học, hoạt động giáo dục được thiết kế theo hướng mở và linh hoạt, có những nội dung có tính chất cơ bản, cốt lõi được thực hiện chung cho các lớp học, bên cạnh đó có một số nội dung mang tính mở để GV căn cứ vào yêu cầu cần đạt lựa chọn nội dung dạy học sao cho đảm bảo phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện nhà trường và đáp ứng đặc trưng vùng miền, địa phương.
Đặc trưng nhất của CTGDPT 2018 với cấp THCS là môn Khoa học tự nhiên (tích hợp 3 mơn Lý, Hóa, Sinh); môn Lịch sử và môn Địa lý tích hợp lại thành một môn Lịch sử Địa lý. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Chương trình mới của các lớp THCS đều có 12 mơn học (Chương trình hiện hành, lớp 6 và 7 có 16 mơn học, lớp 8 và 9 có 17 mơn học). Hoạt động giáo dục bắt buộc: hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, được thiết kế thành các chủ đề.
Nội dung các môn học, hoạt động giáo dục được thiết kế theo hướng mở và linh hoạt, có những nội dung có tính chất cơ bản, cốt lõi được thực hiện chung cho các lớp
học, bên cạnh đó có một số nội dung mang tính mở để GV căn cứ vào yêu cầu cần đạt lựa chọn nội dung dạy học sao cho đảm bảo phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện nhà trường và đáp ứng đặc trưng vùng miền, địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
d. Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục
Phương pháp giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng nhiều phương pháp tích cực hố hoạt động của học sinh. Trong đó GV đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo mơi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.
Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
Về đánh giá kết quả giáo dục
Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình mơn học, hoạt động giáo dục.
Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn.
Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Hình thức đánh giá: dùng cả định tính và định lượng thơng qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục. Việc đánh giá thường xuyên do GV phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của GV, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác.
Kết quả đánh giá, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục làm cơng cụ kiểm sốt chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.
1.3.2. Yêu cầu đặt ra đối với giáo viên trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Những yêu cầu đang đặt ra đối với GV THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục, cụ thể là hướng tới thực hiện chương trình Giáo dục phổ thơng theo Thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT. Nội dung của chương trình chuyển từ giáo dục tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, yêu cầu người giáo viên phải đổi mới cách tiếp cận các thành tố của quá trình dạy học, cụ thể như sau:
- Thấm nhuần mục tiêu dạy học: Chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực người học;
- Am hiểu về chương trình dạy học: Chuyển từ tập trung, bao cấp sang phân cấp: Chương trình khung của Bộ, chương trình địa phương, chương trình nhà trường;
- Quán triệt cốt lõi nội dung dạy học: Chuyển từ nội dung kiến thức hàn lâm sang tinh giản, chọn lọc, tích hợp, đáp ứng yêu cầu ứng dụng vào thực tiễn và hội nhập quốc tế;
- Đổi mớiphương pháp dạy học: Chuyển từ chủ yếu truyền thụ một chiều, học sinh tiếp thu thụ động (hoạt động dạy của giáo viên là trung tâm) sang tổ chức hoạt động học cho học sinh, học sinh tự lực, chủ động trong học tập (hoạt động học của học sinh là trung tâm, giáo viên là người hỗ trợ, hướng dẫn);
- Áp dụng kết hợp nhiều hình thức dạy học: Các giờ học chuyển từ chủ yếu diễn ra trên lớp học truyền thống sang việc đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết hợp cả trong và ngoài lớp học, ngoài nhà trường: Dạy học tại di sản, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xã hội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo…Từ chủ yếu dạy học tồn lớp sang kết hợp giữa dạy học nhóm nhỏ, cá nhân với toàn lớp học;
- Đổi mới phương phápkiểm tra đánh giá: Từ chủ yếu kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực; từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập sang kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình, đánh giá sự tiến bộ của học sinh;
- Đảm bảo các điều kiện dạy học: Chuyển từ việc chủ yếu khai thác các điều kiện giáo dục trong phạm vi nhà trường sang việc tạo điều kiện cho học sinh được học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội, nhất là qua Internet; ... phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đời.
Như vậy, từ thay đổi cách tiếp cận các thành tố của q trình dạy học, địi hỏi công tác quản lý trong nhà trường cũng phải thay đổi: Chuyển từ thực hiện kiểu quản lí bao cấp (cả tư duy lẫn hành động), áp đặt mệnh lệnh từ trên xuống; thực hiện rập khn, máy móc theo quy định của cấp trên, cơ chế quản lí hạn chế khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh, thiếu tính tự chủ, chưa đáp ứng tính phù hợp vùng miền, ... sang đổi mới quản lý theo định hướng dân chủ hóa, phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ để phát huy tính chủ động, sáng tạo phù hợp thực tế của các nhà trường, của giáo viên.