8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên các trường Trung học
2.3.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡngchuyên môn cho GVTHCS
Để tìm hiểu thực trạng về tầm quan trọng của các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV THCS, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát đội ngũ CBQL, GV các trường THCS thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, kết quả được tổng hợp qua bảng bên dưới:
Bảng 2.5. Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng các nội dung bồi dưỡng chuyên môn
STT Nội dung Mức độ quan trọng ĐTB Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng 1
Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáo dục phổ thông
52 315 40 0 3.03 3
2
Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương
51 340 16 0 3.09 1
3
Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm
49 337 21 0 3.07 2
4
Bồi dưỡng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
47 321 39 0 3.02 4
Bảng 2.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về mức độ tầm quan trọng của các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV các trường THCS trên
địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, qua 4 nội dung khảo sát ở 4 tiêu chí mức độ quan trọng, thu được điểm trung bình từ 3.02 đến 3.09 đạt mức độ quan trọng, trong đó nội dung được đánh giá quan trọng nhất là: “Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương”, điểm trung bình 3.09 đạt mức độ khá.
Như vậy, thông qua khảo sát phần lớn đội ngũ đều đánh giá các nội dung bồi dưỡng chuyên môn rất quan trọng, đây là căn cứ để chủ thể dễ dàng tiến hành các bước tiếp theo trong chu trình quản lý của mình.