8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho GVTHCS
2.4.5. Thực trạng quản lý hình thức kiểm tra, đánh giá sau đợtbồi dưỡngchuyên
Để tìm hiểu thực trạng mức độ phù hợp về các hình thức kiểm tra, đánh giá sau đợt bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV THCS, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát đội ngũ CBQL, GV các trường THCS thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, kết quả được tổng hợp qua bảng bên dưới:
20% 72% 8% 0% Rất đảm bảo Đảm bảo Ít đảm bảo Khơng đảm bảo
Bảng 2.15. Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về mức độ phù hợp về các hình thức kiểm tra, đánh giá sau đợt bồi dưỡng chuyên môn
STT Nội dung Mức độ phù hợp ĐTB Thứ bậc Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Khơng phù hợp
1 Làm bài thu hoạch cá nhân 49 337 21 0 3.07 1 2 Kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm 47 321 39 0 3.02 4 3 Đánh giá sản phẩm theo nhóm 24 324 59 0 2.91 5
4 Thao giảng 49 319 39 0 3.03 3
5 Viết tiểu luận hoặc sáng kiến kinh nghiệm 52 315 40 0 3.03 2 Bảng 2.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về mức độ phù hợp về các hình thức kiểm tra, đánh giá sau đợt bồi dưỡng chuyên môn cho GV các trường THCS trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, qua 5 nội dung khảo sát ở 4 tiêu chí mức độ phù hợp, thu được điểm trung bình từ 2.91 đến 3.07 đạt mức độ phù hợp, trong đó nội dung được đánh giá phù hợp nhất là: “Làm bài thu hoạch cá nhân”,
điểm trung bình 3.07 đạt mức độ phù hợp.
Như vậy, thông qua khảo sát phần lớn đội ngũ đều đánh giá các hình thức kiểm tra, đánh giá sau đợt bồi dưỡng chuyên môn rất phù hợp, đây là căn cứ để chủ thể dễ dàng tiến hành các bước tiếp theo trong chu trình quản lý của mình. Tuy nhiên, để hoạt động BDCM đạt hiệu quả chủ thể cần đa dạng hóa nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá sau đợt bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng
2.5.1. Điểm mạnh
Trong công tác quản lý tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam thông qua kết quả khảo sát thực trạng quản lý của hiệu trưởng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất trong quá trình BDCM cho đội ngũ giáo viên, chúng ta có thể rút ra những nhận định khái quát sau:
Cán bộ quản lý của các trường đều thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành, triển khai hoạt động dạy và học theo đúng quy chế chun mơn. Trong q trình chỉ đạo và quản lý hoạt động BDCM cho đội ngũ giáo viên các hiệu trưởng luôn bám sát mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước, đã cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
thành phố Tam Kỳ, Phòng GD&ĐT Thành phố Tam Kỳ và Ủy ban nhân dân các xã, Phường đã đầu tư, hỗ trợ kinh phí đầu trang bị thêm thiết bị dạy học và xây dựng CSVC.
Hoạt động BDCM cho giáo viên ở các nhà trường ln bám sát nội dung, chương trình của tất cả các mơn học trong nhà trường, đặc biệt quan tâm đến BDCM giáo viên để hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thể hiện đúng chủ trương của Đảng đó là giáo dục học sinh toàn diện.
Thực trạng nhận thức về hoạt độngbồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS trong hoạt động nhận thức tác giả tiến hành khảo sát thâm dò ý kiến hai nội dung: Đánh giá về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS và Đánh giá về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS đạt mức độ rất quan trọng đồng nghĩa với hoạt động nhận thức đúng đắng về công tác bồi dưỡng năng lực này. Đây là điều kiện quan trọng để chủ thể quản lý tiến hành thực hiện các chức năng quản lý đạt hiệu quả.
Với các nội dung của hoạt động khảo sát thực trạng như: Thực trạng việc đánh giá về nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS; Về hình thức, phương pháp bồi dưỡng chun mơn cho GV THCS; Về kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS. Ở tất cả các nội dung này thông qua kết quả khảo sát đạt mức độ rất phù hợp/ rất cần thiết/ rất quan trọng. Đây là một trong những dấu hiệu tích cực trong cơng tác quản lý tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS đạt hiệu quả.
2.5.2. Điểm yếu
Tuy nhiên công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS bên cạnh đạt được những thành công nhất định, cịn có những mặt hạn chế nhất định cụ thể như sau:
Về thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chun mơn cho GV THCS; về việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS; Về công tác quản lý việc kiểm tra- đánh giá công hoạt động hoạt động dưỡng chuyên môn cho GV THCS. Thông qua kết quả khảo sát đội ngũ CBQL và GV đánh giá ở 2 mức độ về mức độ thực hiện đạt mức độ thường xuyên còn về mức độ kết quả thực hiện đạt mức độ ít hiệu quả.
Trong hoạt động tự BDCM của giáo viên, kế hoạch, nội dung, hình thức chưa thực sự khoa học, chưa bám sát vào Chuẩn nghề nghiệp GV và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Thời gian tự BDCM chưa hợp lý, chưa kịp thời. Hoạt động tự BDCM đơi khi cịn nặng về hình thức và các hồ sơ minh chứng. Chưa bổ sung được những kiến thức cụ thể để phục vụ cho công tác giảng dạy.
Như vậy, để khắc phục những mặt hạn chế này chủ thể quản lý cần có những biện pháp hợp khoa học quản lý tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.
2.5.3. Nguyên nhân
Trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam có một số nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, về nhận thức chưa đồng bộ của giáo viên (về nhu cầu, động cơ và thái độ học tập), thái độ thờ ơ, không nhận thức được trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền lợi khi tham gia bồi dưỡng chuyên môn của GV THCS cũng góp phần làm cho hoạt động quản lý việc bồi dưỡng chuyên mơn trong thời gian qua trì trệ, khơng hiệu quả.
- Thứ hai, việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên, năng lực quản lý của CBQL đóng vai trị then chốt trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS. Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV, CBQL chưa quan tâm đến đối tượng tham gia bồi dưỡng, chưa tiến hành khảo sát, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng chuyên môn của GV, cũng như chưa xác lập được mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Điều này đã tác động không tốt đến nhu cầu, động cơ học tập của GV THCS.
- Thứ ba, sự tổ chức, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, trong thời gian qua vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể các hình thức xử lý đối với những GV không đạt yêu cầu sau các đợt bồi dưỡng. Do đó, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV cịn mang tính hình thức, chưa có tính khích lệ chất lượng.
- Thứ tư, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa thiết thực, nội dung chương trình bồi dưỡng chun mơn chưa đáp ứng được nhu cầu của GV. Phương pháp được dùng để bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS dạy chương trình mới lại là phương pháp thuyết trình, mang tính hàn lâm. Do đó, người học hồn tồn bị động, chưa xác định được những u cầu của chính mình cần được bồi dưỡng. Hệ quả là giảng viên cứ báo cáo và người nghe cứ chủ động tự giải quyết cơng việc riêng của mình. Hai động lực không trùng hợp nhau dẫn đến việc bồi dưỡng như là chẳng có gì mới. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV chưa thể hiện được đầy đủ sự đổi mới trong cách dạy và học, khơng phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, không tạo điều kiện cho người học tự học, tự nghiên cứu.
- Thứ năm, cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện chưa đáp ứng đủ cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.
Tiểu kết chương 2
Trong phạm vi chương 2, tác giả đã căn cứ vào lý luận quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV THCS, tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV THCS thu được kết quả như sau:
- Về hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV đều đánh giá quan trọng, phù hợp, cần thiết về nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV THCS
- Về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV THCS, về nhận thức đội ngũ này đánh giá thờ ơ, cho rằng việc bồi dưỡng chưa hiệu quả; về công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng cịn mang tính hình thức, chưa thật sự đi sát vào hoạt động bồi dưỡng
- Về các yếu tố ảnh hưởng thì quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV THCS bị chi phối từ yếu tố chủ quan lẫn khách quan,
Trên cơ sở đó, làm cơ sở căn cứ để tác giả tiến hành đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THCS thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam trong chương 3.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM