8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biệnpháp quản lý hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên các trường
3.2.6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn
cho đội ngũ giáo viên
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giúp cán bộ quản lý xác định các tiêu chuẩn so với mục tiêu và kế hoạch đề ra, thiết kế hệ thống các thông tin
phản hồi về chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, so sánh với các tiêu chuẩn, mục tiêu đề ra, để từ đó có những điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng chuyên cho phù hợp. Đồng thời để hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên THCS được tiến hành nghiêm túc, thực hiện đúng mục tiêu đề ra, tránh tình trạng tổ chức thực hiện dưới dạng hình thức, khơng chất lượng.
Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên phải được thực hiện nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Đặc biệt là phải làm cho mỗi giáo viên ln có ý thức tự giác bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy học, giáo dục học sinh.
Tăng cường kiểm tra, đánh giá ở tất cả các khâu từ việc khảo sát thực trạng, xác định nội dung hình thức BD, lập kế hoạch và tiến hành thực hiện kế hoạch nhằm làm cho hoạt động BD GV được tiến hành nghiêm túc, thực hiện đúng mục tiêu đề ra.
Kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp quản lý có vị trí rất quan trọng trong công tác quản lý. Qua kiểm tra giúp cho việc nắm bắt tình hình cơng việc kịp thời, thấy được những ưu, nhược điểm trong việc triển khai thực hiện, qua đó uốn nắn, đơn đốc, chỉ đạo thực hiện việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên đảm bảo theo kế hoạch đề ra.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện
Dựa trên kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên, tiến hành kiểm tra trực tiếp các lớp bồi dưỡng về nội dung, phương pháp bồi dưỡng, cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng, ý thức tham gia bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên. Có thể sử dụng các phương pháp sau để kiểm tra: Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp hoặc nghe báo cáo phản ánh của đối tượng được kiểm tra hoặc xem xét các công việc của giáo viên. Trên cơ sở xem xét và phân tích những cơng việc trên, phải đánh giá nêu rõ những ưu, khuyết điểm của việc tổ chức bồi dưỡng, nội dung, phương pháp truyền thụ của các báo cáo viên, việc tiếp thu và vận dụng của các giáo viên, từ đó có những chỉ đạo, điều hành việc tổ chức bồi dưỡng đảm bảo theo đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra.
Việc đánh giá giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng năng lực chun mơn phải có quy định đánh giá rõ ràng và quy định việc đánh giá kết quả đạt được là yêu cầu bắt buộc sau bồi dưỡng.
Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, cơng khai, khách quan, phải phát huy được tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, ý chí vươn lên của đội ngũ giáo viên.
Qua kiểm tra, đánh giá phải giúp giáo viên nhìn nhận thấy thực tế năng lực, trình độ của bản thân để từ đó có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ.
Kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng dẫn đến việc tìm ra những ưu, nhược điểm trong công tác chuyên môn của giáo viên và nguyên nhân để đề ra những giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.
Trong kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, người CBQL phải vơ tư, khách quan, vì mục đích chung của tập thể.
Việc tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên mơn của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, phải đảm bảo tính khách quan, cơng bằng và thực sự có tác dụng về mặt giáo dục và phát triển đối với đội ngũ giáo viên. Trước tiên phải công khai những nội dung, vấn đề kiểm tra sau bồi dưỡng trước khi tổ chức bồi dưỡng. Các nội dung cần kiểm tra phải phản ánh được việc nắm bắt về chương trình, nội dung đổi mới, các năng lực cần có của giáo viên để thực hiện tốt nội dung chương trình đổi mới, ...
3.2.6.3. Các lưu ý khi thực hiện
Xác định kế hoạch kiểm tra đánh giá, cơng cụ đánh giá cụ thể, có minh chứng rõ ràng. Chuẩn bị đầy đủ nguồn kinh phí bồi dưỡng giáo viên; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên.
Nhận thức của các cấp QLGD và GV về BDCM cho GVTHCS có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá GV đáp ứng CNN. Nếu không nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này thì cơng tác kiểm tra, giám sát và đánh giá sẽ không được chú ý và như vậy hiệu quả của việc bồi dưỡng CM cho GV sẽ không cao.
Những người đánh giá nhất thiết phải nắm chắc phương pháp, quy trình, cơng cụ đánh giá và xếp loại GV theo chuẩn. Tổ trưởng, HT đánh giá bồi dưỡng CM cho GV THCS phải là người vững vàng về kiến thức, kĩ năng chun mơn, nghiệp vụ cần có, am hiểu về kiến thức xã hội và nhân văn.