8. Cấu trúc luận văn
1.5.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho
viên THCS
Để quá trình công tácbồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên được đảm bảo đúng như kế hoạch, đúng tiến độ, đúng nội dung, bám sát được chương trình và đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra, thì Hiệu trưởng nhà trường cần phải có kế hoạch quản lý các nguồn lực hợp lý, các nguồn lực đó bao gồm:
- Quản lý tài chính: Hiệu trưởng nhà trường cần có kế hoạch chi tiêu tài chính một cách hợp lý, cần có kế hoạch phân bổ nguồn ngân sách cho các nội dung trong các hoạt động nhà trường đúng nguyên tắc về tài chính và phải xác định được những mục tiêu trọng tâm cần đầu tư ngân sách nhiều hơn.Phải tính đủ mọi chi phí cần thiết cho chương trình đào tạo, kể cả những chi phí thực tế như: Tiền cho giáo viên, báo cáo viên, học viên, quản lý; tiền thuê lớp học; chi mua giáo cụ, tài liệu học tập, tiền in ấn, nguyên vật liệu, nước uống...cũng như chi phí cơ hội: Mất đi hoặc bỏ lỡ do tham gia học tập.
- Quản lý về cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học: Hai yếu tố này là một trong những nội dung không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong kết quả của việc thực hiện công tác bồi dưỡng. Quản lý về các nguồn nhân lực (nhân lực, tài lực và vật lực), ba yếu tố này không thể thiếu được trong quá trình tổ chức công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
1.5.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS cho giáo viên THCS
Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS theo phương pháp phân tích chi phí và lợi ích thì chất lượng bồi dưỡng mỗi khóa sẽ tăng lên, huy động được nhiều nguồn lực và trình độ đội ngũ giáo viên sẽ được nâng cao đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Trước khi kiểm tra, nhà quản lý phải xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng. Quy định rõ nội dung và cách thức kiểm tra.
Đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đã được quy định theo hướng sử dụng kết hợp các hình thức đánh giá đang được sử dụng phổ biến hiện nay như hình thức đánh giá quá trình (Formative asseeement) và đánh giá kết thúc (Summative asseeement). Đơn vị thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có thể lựa chọn hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung, phương pháp bồi dưỡng. Việc đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cần tập trung vào đánh giá kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, đánh giá chương trình bồi dưỡng và thời gian tổ chức bồi dưỡng.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông