Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡngchuyên môn cho giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biệnpháp quản lý hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên các trường

3.2.2. Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡngchuyên môn cho giáo

giáo viên

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên THCS học tập nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ và chuyên mơn, phù hợp với hồn cảnh cụ thể của từng người.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của việc lập kế hoạch là giúp cho các nhà quản lý hồn tồn chủ động và có bước đi phù hợp trong hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên, đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên đi vào nề nếp và thực hiện theo trình tự hợp lý. Tạo ra khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng một cách hợp lý, giúp các nhà quản lý thực hiện tốt chức năng kiểm tra.

Xác định rõ trách nhiệm cho từng cấp, từng người quản lý để thống nhất chỉ đạo.

Điều tra, khảo sát để xác định được nhu cầu về nội dung và đối tượng cần đào tạo bồi dưỡng.

Từ điều tra, khảo sát trên, xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng, giúp cho mọi đối tượng đều được tham gia bồi dưỡng. Lập kế hoạch còn giúp cho người quản lý khơng sót việc, chủ động trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THCS thành phố Tam Kỳ.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Để việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THCS thành phố Tam Kỳ đạt hiệu quả chất lượng tốt, tránh lãng phí, trước hết phải điều tra tình hình đội ngũ theo yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo, cả về số lượng và chất lượng (trình độ chun mơn, cơ cấu mơn học...). Như những việc điều tra ở chương 2 đã nêu ra.

Điều tra, khảo sát tập hợp các nhu cầu đào tạo bồi dưỡng bắt đầu từng GV đến từng trường THCS trong thành phố. Những thông tin cần thu thập, tổng hợp về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng : Nội dung đào tạo bồi dưỡng ; Đối tượng đào tạo bồi dưỡng; Trình độ đào tạo bồi dưỡng; Thời gian thực hiện; Phạm vi thực hiện…

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải bám sát mục tiêu đổi mới, các nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã đề ra, nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn thực hiện của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam.

Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn phải căn cứ vào thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên THCS và những yêu cầu của đổi mới chương trình, sách giáo khoa đặt ra đối với đội ngũ giáo viên, từ đó xác định mục tiêu,

nội dung, phương thức và các điều kiện khác để thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.

Cơng tác kế hoạch hố là một công tác quan trọng của mỗi cấp quản lý giáo dục. Muốn làm tốt cơng tác kế hoạch hố bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên THCS việc đầu tiên phải làm là cán bộ quản lý phải nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên. Đề ra được phương án bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phù hợp và sát thực với từng cơ sở thì các cấp quản lý giáo dục phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp và sát thực. Có kế hoạch tốt sẽ quyết định tốt đến hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng. Kế hoạch sẽ được triển khai thực hiện một cách toàn diện, kế hoạch phải được xây dựng từ trong hè phải dựa trên cơ sở: Kế hoạch bồi dưỡng của Bộ giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch bồi dưỡng của Sở giáo dục và Đào tạo, kế hoạch bồi dưỡng và Phương hướng nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Điều kiện thực tế của nhà trường. (Đội ngũ giáo viên: Nhu cầu, khả năng, hứng thú), cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng ... Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

Kế hoạch BD giáo viên phải đảm bảo các nội dung : Mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện , điều kiện (các nguồn lực) thực hiện , thời gian thực hiện, v.v...

Xây dựng kế hoạch tổng thể bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên giúp cho cán bộ quản lý trường THCS chủ động về thời gian, sắp xếp kế hoạch hoạt động của nhà trường, chủ động đề ra mục tiêu và đánh giá mục tiêu đã đạt được và sẽ chủ động về mặt kinh phí giành cho từng chương trình bồi dưỡng chun môn cho giáo viên.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

- Điều tra, khảo sát là công việc cần thiết trước khi xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Việc đánh giá xếp loại chính xác sẽ là căn cứ để các nhà trường và Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch BD chuyên môn phù hợp với từng nhu cầu, khả năng, trình độ của GV đồng thời giúp Hiệu trưởng lựa chọn chính xác đội ngũ GV cốt cán các bộ môn - nhân tố chủ đạo trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng tại đơn vị. Công tác này được tiến hành thường xuyên trong năm học. Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học được đưa vào áp dụng, mỗi GV và các trường THCS sẽ tiến hành đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn, qua đó nắm bắt được các điểm mạnh điểm yếu của từng GV và nhu cầu cần bồi dưỡng cho đội ngũ.

- Chuẩn bị xây dựng kế hoạch: Tiến hành rà sốt, đánh giá thực trạng năng lực chun mơn của đội ngũ giáo viên THCS; rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cốt cán; xem xét các điều kiện khách quan, đặc điểm tình hình địa phương, các chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục của Đảng; các nội dung về đổi mới chương trình và sách giáo khoa.

đạt mục tiêu; xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt mục tiêu. Xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên THCS phải dựa trên cơ sở tài liệu bồi dưỡng của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo, trong đó chú trọng việc bồi dưỡng năng lực mới cho giáo viên (năng lực dạy tích hợp đối với các mơn tích hợp; năng lực đánh giá theo yêu cầu đổi mới; năng lực phối hợp với đồng nghiệp, học sinh, với cha mẹ học sinh, cộng đồng; năng lực quản lý), những kiến thức mới về môn dạy, kiến thức bổ trợ, những hiểu biết chung; kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn.

- Xác định hình thức bồi dưỡng là bồi dưỡng tập trung, chia lớp theo nhóm chun mơn. Lựa chọn đội ngũ báo cáo viên là các giáo viên cốt cán có năng lực chun mơn tốt, có uy tín của trường hoặc mời các giáo viên, cốt cán của ngành báo cáo viên của Sở Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)