Quản lý hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên Trung học cơsở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 36 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Quản lý hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên Trung học cơsở

1.5.1. Quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

Mục tiêu bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng là quá trình thực hiện những tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và thiết lập mối quan hệ, vận hành mối quan hệ của các thành tố đó theo định hướng của mục tiêu bồi dưỡng đã xác định làm cho đội ngũ cán bộ, GV được phát triển về phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp, kiến thức bộ môn và phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT.

Mục tiêu phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội và phát triển giáo dục. Mục tiêu bồi dưỡng chỉ đến đích cuối cùng là người học sẽ vận dụng được những gì sau quá trình học tập và tu dưỡng.

Phương châm bồi dưỡng: Thuận lợi nhất, kết hợp bồi dưỡng nội dung và phương pháp dạy học với sử dụng thiết bị dạy học. Kết hợp bồi dưỡng trong hè và tự bồi dưỡng, đa dạng hố các loại hình bồi dưỡng.

Phương pháp bồi dưỡng: Phù hợp với nội dung, kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành. Dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, soạn bài tập giảng, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới.

Phương thức bồi dưỡng: Tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, xây dựng băng hình các tiết dạy minh hoạ sử dụng chung đảm bảo thống nhất về chương trình, nội dung và phương pháp.

Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chun mơn; thơng qua cách tự học. Tự học, tự nghiên cứu là cách thức bồi dưỡng tốt nhất được kết hợp với các hình thức bồi dưỡng khác; Bồi dưỡng từ xa bằng phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức hỗ trợ băng hình, băng tiếng.

Đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Hiệu quả việc bồi dưỡng được đánh giá qua việc theo dõi giám sát trong tất cả chương trình học tập. Kết quả của cơng tác bồi dưỡng cũng cần được sử dụng trong quá trình đánh giá giáo viên thì hiệu quả của cơng tác bồi dưỡng mới đích thực có giá trị.

1.5.2. Quản lý nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS

1.5.2.1. Quản lý nội dung bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho GV THCS

Căn cứ vào những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng được quy định bởi văn bản có thẩm quyền, căn cứ vào tình hình, nhu cầu cần được bồi dưỡng của đội ngũ GV THCS.

Xác định nhu cầu bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ GV THCS.

Lập kế hoạch bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ GV THCS, xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng.

Tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ GV THCS, cơ cấu nhân lực thực hiện việc bồi dưỡng.

Chỉ đạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ GV THCS, các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng.

GV THCS, phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá.

1.5.2.2. Quản lý nội dung bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của địa phương

Xác định nhu cầu bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của địa phương, cụ thể từng giai đoạn kiến thức nào cần được bồi dưỡng, nội dung gì phù hợp với địa phương.

Lập kế hoạch bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của địa phương, bồi dưỡng những kiến thức nào, những kỹ năng nào cần thiết khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018, những nội dung giáo dục địa phương gồm những nội dung gì, đội ngũ báo cáo viên nào đảm nhận, nội dung gì, phương pháp, hình thức như thế nào.

Tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của địa phương, xác định rõ phân cơng nhiệm vụ các đơn vị có liên quan phục vụ hoạt động bồi dưỡng

Chỉ đạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của địa phương, chỉ đạo đội ngũ tham gia hoạt động bồi dưỡng, đội ngũ phục vụ bồi dưỡng.

Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của địa phương, phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá, sử dụng kết quả phục vụ công tác thi đua khen thưởng

1.5.2.3. Quản lý nội dung bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành

Xác định nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, cho từng đối tượng cán bộ giáo viên, nhân viên cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành phù hợp.

Nội dung bồi dưỡng chính là hệ thống các kiến thức về chính trị xã hội, về khoa học kỹ thuật, về tay nghề (kỹ năng, kỹ xảo), về thể lực mà người học cần phải được lĩnh hội để đạt được mục tiêu bồi dưỡng. Xét theo cấu trúc của nội dung bồi dưỡng, quản lý nội dung bồi dưỡng là quá trình hoạch định và triển khai trên thực tiễn những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng.

Lập kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng

Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, cơ cấu nhân lực thực hiện việc bồi dưỡng

làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng

Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá

1.5.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên THCS

Như đã đề cập ở nội dung nêu trên, hình thức tổ chức bồi dưỡng sẽ được thực hiện dưới các hình thức là: Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng theo hình thức từ xa, online, qua mạng internet, bồi dưỡng theo hình thức tự bồi dưỡng. Mỗi hình thức nêu trên đều có cách thức tổ chức khác nhau nên việc quản lý các hình thức bồi dưỡng này cũng phải khác nhau.

Các hình thức bồi dưỡng liên quan đến thường xuyên như tổ chức hội thảo, hội nghị, các lớp ngắn hạn, tham quan học tập kinh nghiệm để rút ra bài học cho giảng viên cần phải được quản lý về tính khoa học và thiết thức của hội thảo, nội dung các lớp ngắn hạn đã thật sự cần thiết, thời gian tổ chức, đối tượng, chứng chỉ, chứng nhận kết thúc khóa học được thực hiện như thế nào.

Với các hình thức BDCM thì hoạt động quản lý gồm có các nội dung tương ứng:

a. Quản lý hình thức bồi dưỡng thơng qua các lớp tập huấn

Hiệu trưởng phải chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức lớp tập huấn, chọn đối tượng phù hợp, thông báo kịp thời đến giáo viên tham dự về thời gian, mục đích, các yêu cầu cần đạt, tổ chức triển khai lại tại đơn vị hoặc tại các tổ chun mơn.

b. Quản lý hình thức bồi dưỡng thơng qua sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn

Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ, nhóm, sau khi được hiệu trưởng phê duyệt, các tổ tiến hành thực hiện. Hiệu trưởng quản lý thông qua kết quả thực hiện, báo cáo của tổ, của cá nhân thể hiện qua các báo cáo, các biên bản, các phiếu kiểm tra đánh giá của nhà trường.

c. Quản lý hình thức bồi dưỡng thơng qua việc tự học của cán bộ, giáo viên, tự nghiên cứu tài liệu

Trên cơ sở yêu cầu chung của nhà trường, các giáo viên tự lựa chọn các nội dung bồi dưỡng phù hợp, đăng ký với nhà trường rồi tiến hành tự học, tự nghiên cứu. Nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ, cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên tự nghiên cứu. Nhà trường tổ chức cho giáo viên làm bài thu hoạch, báo cáo chuyên đề…

d. Quản lý bồi dưỡng thông qua dự giờ đồng nghiệp, dự hội thảo, báo cáo chuyên đề

Hiệu trưởng quản lý thông qua kiểm tra sổ dự giờ, đồng thời giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn kiểm tra và báo cáo.

Quản lý phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ GV THCS là việc làm cần thiết và quan trọng có ý nghĩa rất lớn tác động đến kết quả của quá trình bồi dưỡng chủ thể quản lý cần quan tâm và sử dụng kết hợp các phương pháp như sau:

- Thuyết trình của báo cáo viên

- Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh - Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành - Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm

- Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm

- Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo - Tọa đàm, trao đổi

- Phối hợp các phương pháp

1.5.4. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS viên THCS

Để q trình cơng tácbồi dưỡng chun mơn cho giáo viên được đảm bảo đúng như kế hoạch, đúng tiến độ, đúng nội dung, bám sát được chương trình và đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra, thì Hiệu trưởng nhà trường cần phải có kế hoạch quản lý các nguồn lực hợp lý, các nguồn lực đó bao gồm:

- Quản lý tài chính: Hiệu trưởng nhà trường cần có kế hoạch chi tiêu tài chính một cách hợp lý, cần có kế hoạch phân bổ nguồn ngân sách cho các nội dung trong các hoạt động nhà trường đúng nguyên tắc về tài chính và phải xác định được những mục tiêu trọng tâm cần đầu tư ngân sách nhiều hơn.Phải tính đủ mọi chi phí cần thiết cho chương trình đào tạo, kể cả những chi phí thực tế như: Tiền cho giáo viên, báo cáo viên, học viên, quản lý; tiền thuê lớp học; chi mua giáo cụ, tài liệu học tập, tiền in ấn, nguyên vật liệu, nước uống...cũng như chi phí cơ hội: Mất đi hoặc bỏ lỡ do tham gia học tập.

- Quản lý về cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học: Hai yếu tố này là một trong những nội dung không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng chuyên mơn cho giáo viên, nó đóng vai trị hết sức quan trọng trong kết quả của việc thực hiện công tác bồi dưỡng. Quản lý về các nguồn nhân lực (nhân lực, tài lực và vật lực), ba yếu tố này không thể thiếu được trong q trình tổ chức cơng tác bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên.

1.5.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS cho giáo viên THCS

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS theo phương pháp phân tích chi phí và lợi ích thì chất lượng bồi dưỡng mỗi khóa sẽ tăng lên, huy động được nhiều nguồn lực và trình độ đội ngũ giáo viên sẽ được nâng cao đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Trước khi kiểm tra, nhà quản lý phải xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng. Quy định rõ nội dung và cách thức kiểm tra.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đã được quy định theo hướng sử dụng kết hợp các hình thức đánh giá đang được sử dụng phổ biến hiện nay như hình thức đánh giá quá trình (Formative asseeement) và đánh giá kết thúc (Summative asseeement). Đơn vị thực hiện bồi dưỡng chuyên mơn cho giáo viên có thể lựa chọn hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung, phương pháp bồi dưỡng. Việc đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cần tập trung vào đánh giá kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, đánh giá chương trình bồi dưỡng và thời gian tổ chức bồi dưỡng.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)