Thực trạng quản lý hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho GVTHCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 58 - 59)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho GVTHCS

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV các trường THCS

Để tìm hiểu thực trạng quản lý mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV THCS, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát đội ngũ CBQL, GV các trường THCS thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, kết quả được tổng hợp qua bảng bên dưới:

Bảng 2.9. Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về hoạt động quản lý mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn

STT Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1

Phương châm bồi dưỡng: Thuận lợi nhất, kết hợp bồi dưỡng nội dung và phương pháp dạy học với sử dụng thiết bị dạy học.

3.03 2 2.24 4

2

Phương pháp bồi dưỡng: Phù hợp với nội dung, kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành.

3.07 1 2.33 5

3

Phương thức bồi dưỡng: Tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, xây dựng băng hình các tiết dạy minh hoạ sử dụng chung đảm bảo thống nhất về chương trình, nội dung và phương pháp.

3.02 3 2.27 2

4

Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; thông qua cách tự học.

3.01 4 2.26 3

5

Đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, Hiệu quả việc bồi dưỡng được đánh giá qua việc theo dõi giám sát trong tất cả chương trình học tập

Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về hoạt động quản lý mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV trường THCS trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, qua 5 nội dung khảo sát ở 2 nhóm mức độ thực hiện và kết quả thực hiện thu được kết quả như sau:

- Về mức độ thực hiện thu được điểm trung bình từ 2.91 đến 3.07 đạt mức độ thường xuyên, trong đó nội dung được đánh giá thường xuyên nhất là nội dung: “Phương pháp bồi dưỡng: Phù hợp với nội dung, kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành”, thu được điểm trung bình cao nhất 3.07 đạt mức độ thường xuyên.

- Về kết quả thực hiện thu được điểm trung bình từ 2.23 đến 2.29 đạt mức độ trung bình, trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là nội dung: “Đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, Hiệu quả việc bồi dưỡng được đánh giá qua việc theo dõi giám sát trong tất cả chương trình học tập”, thu được điểm trung bình cao nhất 2.29 đạt mức độ trung bình.

Như vậy, thông qua kết quả khảo sát ở nhóm mức độ thực hiện thì đạt thường xuyên, nhưng ở kết quả thực hiện thì chỉ đạt mức độ trung bình. Vì vậy, chủ thể quản lý cần có biện pháp quản lý mục tiêu bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV THCS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 58 - 59)