Các nguyên tắc đề xuất các biệnpháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 71 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biệnpháp

Nguyên tắc quản lý giáo dục là những luận điểm cơ bản, những tiêu chuẩn, quy tắc nềntảng đòi hỏi chủ thể quản lý phải tuân theo khi tiến hành hoạt động giáo dục nhằm đạt được mụctiêu giáo dục đã đề ra. Việc xây dựng các biện pháp quản lý không thể tùy tiện, tự phát hay dựa vàonhững kinh nghiệm sẵn có mà phải xây dựng dựa trên những luận điểm cơ bản về quản lý giáo dục. Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng hoạt động BDCM cho giáo viên các trường THCS thành phố Tam Kỳ, chúng ta thấy rằng hoạt động BDCM cho giáo viên là một hoạt động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật với u cầu chun mơn rất cao. Từ đó việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động BDCM cho giáo viên các trường THCS thành phố Tam Kỳ phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục THCS

Mục tiêu chương trình được thực hiện theo quy định tại Thông tư 32/2018/TT- BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thơng chương trình tổng thể, thì mục tiêu là: “Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cựcđể hồn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.”

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học của biện pháp

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở nghiên cứu lý luận về QLGD, quản lý nhà trường; Điều lệ trường trung học; các văn bản chỉ đạo của cấp trên ; nhiệm vụ GV và bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế chất lượng GD THCS, chất lượng đội ngũ GV THCS và công tác BD chuyên môn cho GV các trường THCS của Thành phố Tam Kỳ. Sau đó phân tích, đánh giá rồi so sánh với yêu cầu về chất lượng đội ngũ GV cần có và đủ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Các biện pháp đưa ra đã được xem xét về điều kiện thực hiện, phù hợp với khả năng thực tế của các nhà trường, của địa phương nói chung.

Mỗi biện pháp đề xuất đều có đầy đủ ba phần, bao gồm: Mục đích, nội dung, cách thức thực hiện.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

Các biện pháp quản lý đề xuất phải được xuất phát từ thực tiễn, thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng trường THCS, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình quản lý. Tránh tình trạng biện pháp đúng mà xa rời thực tiễn quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng THCS. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép tại các cơ sở nhà trường và khắc phục được mặt cịn hạn chế trong cơng tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn địi hỏi phải tổng kết thực tiễn và từ thực tế quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tiễn quản lý việc bồi dưỡng chun mơn cho GV là điều kiện vơ cùng quan trọng để có các biện pháp quản lý phù hợp. Các biện pháp quản lý phải thể hiện và là sự cụ thể hóa mục tiêu, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, Phòng Giáo dục - Đào tạo, nhà trường phù hợp với sự chế định củangành trong quản lý. Có như vậy, các biện pháp quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV của Hiệu trưởng trường THCS được đề xuất mới vừa đảm bảo được sự chỉ đạo theo đường lối giáo dục của Đảng, nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp quản lý tồn tại và có ý nghĩa trong thực tế.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: Biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế giáo dục, quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế tại các cơ sở giáo dục, phù hợp với việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng trường THCS.

Khi xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý của Hiệu trưởng. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm để có căn cứ khách quan, có khả năng thực hiện cao và tiếp tục được hoàn chỉnh để ngày càng hồn thiện.

u cầu tính khả thi cũng địi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng và có hiệu và có hiệu quả cao khi thực hiện tốt các biện pháp quản lý.

Tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để biện pháp quản lý đề xuất có giá trị thực tiễn và trở thành hiện thực trong quản lý.

3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ tồn diện của hoạt động quản lý, biện pháp hỗ trợ nhau trong hoạt động quản lý nhau trong hoạt động quản lý

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Việc đề xuất các biện pháp quản lý việc bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên cần có tính hệ thống, trước hết phải là biện pháp làm thay đổi về nhận thức, tư duy của cả CBQL và GV theo tinh thần đổi mới sau đó là sự đồng bộ của các khâu trong quá trình quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tổ chức quá trình bồi dưỡng cho giáo viên, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá chất lượng sau mỗi đợt bồi dưỡng. Sự đồng bộ trong các biện pháp quản lý cũng địi hỏi sự chú ý tồn diện việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và các yếu tố tham gia vào việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên như: Xây dựng nội dung chương trình, chuẩn bị cơ sở vật chất, các nội dung cần bồi dưỡng, ... Ngoài ra phải vận dụng theo những xu hướng đổi mới trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ đang phát triển rất nhanh chóng hướng tới kinh tế tri thức và xã hội học tập. Bên cạnh đó các biện pháp phải có tính kế thừa, tơn trọng tính truyền thống, lịch sử. Chỉ khi đề xuất và thực hiện được đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng mới đạt kết quả.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 71 - 73)