Tăng cường các điều kiện hổ trợ cho hoạt độngbồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biệnpháp quản lý hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên các trường

3.2.3. Tăng cường các điều kiện hổ trợ cho hoạt độngbồi dưỡng giáo viên

Những điều kiện thiết yếu góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả cho hoạt động bồi dưỡng GV bao gồm: nguồn lực con người - người thực hiện công tác bồi dưỡng GV; nguồn lực vật chất - cơ sơ vật chất và trang thiết bị lớp học, kinh phí, chế độ cho người dạy và học, tài liệu, đồ dùng dạy học... cần đảm bảo, phù hợp với nội dung và hình thức bồi dưỡng.

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Lựa chọn cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán là những người có năng lực chuyên mơn tốt, có uy tín trong ngành để đảm nhận trách nhiệm truyền đạt những nội dung về đổi mới chương trình và sách giáo khoa tới tồn thể cán bộ giáo viên THCS trên địa bàn thành phố. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vai trò của các thành viên trong bộ máy; thể hiện sự phân công công việc một cách hợp lý, hiệu quả.

Xác định những điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV THCS, tạo điều kiện tốt nhất trong điều kiện cho phép để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt nhất.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nguồn lực con người

- Nguồn nhân lực trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV tại các trường THCS bao gồm chủ yếu là CB QL cấp Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, trường, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, đội ngũ GV cốt cán tại trường, các chuyên gia từ các trường sư phạm. Đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng BDCM cho GV, là những người tham gia vào thiết kế và cải tiến nội dung chương trình và trực tiếp chuyển tải nội dung đến đội ngũ GV. Đây khơng phải là yếu tố quyết định nhưng có tác động và ảnh hưởng lớn đến chất lượng BDCM cho GV. Vì vậy việc lựa chọn, xây dựng lực lượng tham gia BDCM cho GV là rất quan trọng.

- Đối với lực lượng tham gia BDCM là đội ngũ CBQL, GV tại cơ sở, ngay từ đầu năm học, phải thành lập Ban chỉ đạo công tác đào tạo BDCM GV; đối với các lớp tập trung, thành lập ban tổ chức, xác định người tổ chức thực hiện: giảng viên, báo cáo viên, nhóm chuyên gia, nhóm hỗ trợ, tổ tư vấn, ... phân công phân nhiệm cụ thể.

- Đối với việc bồi dưỡng tại trường, Hiệu trưởng thành lập bộ máy bồi dưỡng gồm CBQL nhà trường, tổ trưởng, tổ phó chun mơn, giáo viên cốt cán. Trong công tác bồi dưỡng năng lực chuyên mơn, người tổ trưởng, tổ phó, giáo viên cốt cán phải phát huy vai trị trách nhiệm của mình để triển khai các nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn.

- Lực lượng tham gia BDCM cho GV phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kĩ năng sư phạm, cách thức tổ chức các hoạt động, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức sao cho hấp dẫn, khích lệ, động viên và thu hút GV tham gia.

Nguồn lực vật chất

- Tài liệu:

Đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và tham khảo. Trên cơ sở xác định nội dung mới có thể xác định tài liệu. Những nội dung thuộc kế hoạch cấp Bộ, Sở, phịng có thể đã sẵn có tài liệu, song cũng có những nội dung cần biên soạn lại cho phù hợp với tình hình địa phương. Những nội dung do trường chủ động lên hoạch BDCM cho GV có thể mời các chuyên gia, cán bộ chuyên môn xây dựng đề cương và tổ chức biên soạn. Các tài liệu phục vụ cho cơng tác BDCM nên có kết cấu mở để có thể cập nhật thơng tin kịp thời; chú trọng xây dựng rèn kỹ năng biến thông tin thành kiến thức cho GVTHCS.

Cần xác định đầu tư một khoản kinh phí thỏa đáng cho việc biên soạn tài liệu có chất lượng, đáp ứng mục tiêu; cần có tài liệu dùng cho báo cáo viên, có tài liệu dành cho người học.

- Cơ sở vật chất:

Đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ BDCM. Dựa vào hình thức BD để xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp vừa tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao. Để tạo tâm lý thoải mái cho người dạy trong việc tổ chức các hoạt động dạy-học; người học tiếp thu, thực hành, chủ động trong các hoạt động học tập cá nhân hay nhóm, hay thuyết trình, … cơ sở vật chất lớp học, phương tiện, thiết bị cần đáp ứng mọi hoạt động. Hiệu quả của lớp BDCM phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.

- Kinh phí:

Kinh phí là một khó khăn lớn hiện nay để đáp ứng cho công tác BDCMGV, ngồi nguồn kinh phí chi cho hoạt động chung, hằng năm trường phải trích một nguồn kinh phí chi cho cơng tác ĐT- BD chi theo chế độ chính sách như: chi phí tổ chức, bồi

dưỡng báo cáo viên …

Lập kế hoạch dự tốn kinh phí để xin hỗ trợ từ các đơn vị tài trợ. Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng đối với người tham gia cơng tác BD, giúp họ tồn tâm, tồn ý phục vụ công tác BD. Đảm bảo về chế độ cho người dạy và người học. Đây không phải là yếu tố quyết định nhưng lại khích lệ, động viên được người dạy và người học, đôi khi đem lại hiệu quả rất cao.

3.2.3.3. Các lưu ý khi thực hiện

Cần có sự quan tâm thực sự, đầu tư hỗ trợ của các cấp quản lý giáo dục, các tổ chức đoàn thể, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận. Bản thân các đồng chí giáo viên cốt cán phải xác định được nhiệm vụ cao cả của bản thân và thấy được mục đích, yêu cầu của công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với cơ quan nghiệp vụ, tham mưu với các cấp ủy ảng chính quyền, địa phương, tranh thủ sự ủng hộ của các Ban ngành đoàn thể, các đơn vị tài trợ... trong việc tạo các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ BD đội ngũ.

- Để có những điều kiện vật chất đảm bảo cho cơng tác BD GV đạt kết quả tốt, cần có những khoản kinh phí đầu tư cho những mục nêu trên. Các trường đưa nội dung kinh phí chi cho hoạt động BDCM vào quy chế chi tiêu nội bộ và hàng năm có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)