Tạo môi trường khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng nângcao năng lực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 83 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Tạo môi trường khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng nângcao năng lực

3.2.4.3. Các lưu ý khi thực hiện

Đưa nội dung tự bồi dưỡng chuyên môn thành một phong trào thi đua trong trường, trước hết triển khai trong đội ngũ CBQL, sau đó là đội ngũ GV.

Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động đội ngũ CBQL trong trường hiểu và thấm nhuần sâu sắc, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của công tác tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển giáo dục-đào tạo nói chung và cấpTHCS nói riêng.

Mỗi CBQL và GV phải có định hướng rõ ràng về công tác bồi dưỡng, phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể, chi tiết về công tác này.

3.2.5. Tạo môi trường khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn chuyên môn

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm tạo động lực cho hoạt động học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, khuyến khích, động viên kịp thời các cá nhân và tập thể tích cực trong công tác học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đồng thời nêu gương cho các đơn vị và cá nhân khác học tập.

Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách về bồi dưỡng GV nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để GV được BD nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Thực hiện kịp thời, duy trì và bổ sung chế độ chính sách cho GV tham gia BD chính là một trong các điều kiện để phát triển đội ngũ GV.

Thực hiện việc thi đua khen thưởng sẽ kích thích, lôi cuốn mọi người hăng say phấn đấu, thi đua học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của đổi mới.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

- Để khuyến khích giáo viên trong công tác học tập, bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo viên, Hiệu trưởng các trường phải thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng.

+ Đảm bảo đầy đủ mọi chế độ, chính sách hiện hành đối với GV, CBQL trong nhà trường: Tiền lương, tiền công, các phụ cấp.

+ Xây dựng các tiêu chí thi đua cho GV thúc đẩy phòng trào học tập BD chuyên môn của GV

+ Có chính sách ưu đãi đối với những GV giỏi để thu hút nhân tài. Chính sách ưu tiên, khuyến khích để GV tham gia BD nâng cao trình độ.

+ Xây dựng kế hoạch phát động thi đua trước các đợt tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên. Mục tiêu thi đua phải được xác định cụ thể, rõ ràng và thiết thực.

+ Xác định nội dung thi đua phải cụ thể, như: Dạy học theo chủ đề tích hợp; làm đồ dùng dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục đáp ứng được yêu cầu đổi mới, ...

+ Tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng phải đảm bảo đúng quy trình, dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng đối tượng. Qua đó phát huy tinh thần tập thể, công khai dân chủ trong tập thể cán bộ, giáo viên. Công tác khen thưởng phải làm trang trọng, kịp thời để động viên, khích lệ giáo viên, mức thưởng phải tương xứng với thành tích đã đạt được.

+ Xây dựng phong trào thi đua học tập, động viên GV quyết tâm học tập, tạo điều kiện khuyến khích tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong học tập.

+ Xây dựng một môi trường văn hóa mà ở đó giáo viên trong nhà trường có sự kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên một khối thống nhất cao, cùng làm việc vì hiệu quả chung, lợi ích tập thể phù hợp với lợi ích cá nhân. Khơi dậy, bồi dưỡng thêm cho GV tinh thần say mê học tập, tìm tòi sáng tạo, tổng kết thực tiễn, nâng cao trình độ kiến thức toàn diện. Có như vậy mới thúc đẩy được sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn đội ngũ.

3.2.5.3. Các lưu ý khi thực hiện

- Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và ngành về việc xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách đối với GV để khuyến khích GV thực hiện công tác BD ; để thúc đẩy công tác BD giáo viên của các nhà trường.

- Có sự quan tâm sát sao của đội ngũ CBQL, sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, giáo viên và có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể.

- Có chế độ ưu tiên đối với những giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên.

-Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm thông qua sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo cụm, giao lưu trong thành phố, tọa đàm về phương pháp sư phạm, năng lực giảng dạy, giáo dục. Thông qua các hoạt động này, GV có thể phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực đây là cách học tập hiệu quả và thực tế nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)