Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 41 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt độngbồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức của cán bộ quản lý về bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS

CBQL giáo dục là chủ thể của công tác quản lý bồi dưỡng, tác động trực tiếp đến chất lượng bồi dưỡng. CBQL hiểu biết sâu sâu sắc về tầm quan trọng của bồi dưỡng, nắm vững được mục tiêu bồi dưỡng và thực tiễn nơi hoạt động bồi dưỡng diễn ra, khi đó mới có thể hoạch định được công tác quản lý bồi dưỡng một cách chính xác và khả thi mang lại kết quả mong muốn.

- Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí

Người CBQL phải có ý thức nghề nghiệp, trình độ chun mơn, nghiệp vụ và có kiến thức quản lý mới thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Người CBQL phải có những kỹ năng quản lý, biết kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể để đạt được mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra.

- Cơ chế quản lý và sự phân cấp trong quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Trong thực hiện hoạt động BDGV thì cơ chế quản lý và sự phân cấp quản lý ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý BDGV. Việc phân cấp quản lý theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm dựa theo chức năng, nhiệm vụ các cấp quản lý giáo dục tạo ra sự chủ động, sáng tạo, đa dạng trong hoạt động bồi dưỡng. Trong cơ chế quản lý này, CBQL sẽ phát huy được năng lực, sở trường để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.

1.6.2. Các yếu tố khách quan

- Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS

hoạt động bồi dưỡng. Mỗi giáo viên hiểu được bồi dưỡng là nghĩa vụ và quyền lợi của mình, từ đó xác định được nhu cầu thực sự, tích cực, chủ động, sáng tạo với lịng đam mê học tập và tự học hướng tới hoàn thiện nhân cách nhà giáo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học, giáo dục trong nhà trường.

- Phẩm chất, năng lực của lực lượng tham gia bồi dưỡng

Trình độ và tinh thần trách nhiệm của giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả BDGV. Giảng viên phải là những người có kiến thức trong lĩnh vực chun mơn, là những chuyên gia về lí luận và thực tiễn dạy học, giáo dục. Họ phải là những người tiên phong trong đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH và KTĐG. Vì vậy, giảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động trực tiếp đến kết quả bồi dưỡng.

Đội ngũ GVCC tham gia bồi dưỡng có năng lực, nhiệt tình sẽ góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong bồi dưỡng, TBD một cách hiệu quả.

- Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và hạ tầng ICT

Đổi mới PPBD, hình thức bồi dưỡng và KTĐG gắn liền với sự đáp ứng những điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học và hạ tầng ICT. Khi CSVC và phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng thì cơng tácbồi dưỡng sẽ diễn ra đúng theo kế hoạch, hỗ trợ tích cực cho giảng viên và học viên hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Điều kiện phát triển kinh tế của địa phương, cơ cấu, sự phân bố và đặc điểm của dân số, tính đặc thù của vùng miền, trình độ dân trí ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của giáo dục địa phương. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương thuận lợi tác động tích cực đến việc hoạch định cơ chế, chính sách, huy động CSVC, phương tiện dạy học, nguồn kinh phí thực hiện bồi dưỡng.

- Chế độ, chính sách về bồi dưỡng

Chế độ, chính sách của nhà nước về bồi dưỡng đối với CBQL, giảng viên, GVCC và học viên tham gia bồi dưỡng tác động đến chất lượng bồi dưỡng. Việc thực hiện chế độ tài chính hợp lí, có chính sách động viên khen thưởng kịp thời và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho những giáo viên đạt thành tích cao sẽ tạo động lực lớn cho các giáo viên tham gia bồi dưỡng một cách tích cực, tự giác và hiệu quả.

Tiểu kết chương 1

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Việc quản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Giáo viên là nguồn lực chủ yếu thực hiện các mục tiêu giáo dục trong nhà trường.

Trong phạm vi chương 1 tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS bao gồm:

- Tổng quan nghiên cứu vấn đề, tác giả sơ lược các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước, từ đó khẳng định việc nghiên cứu vấn đề Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, chưa được nghiên cứu.

- Các khái niệm chính của đề tài.

- Lý luận về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS. - Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS trong giai đoạn hiện nay.

Từ đó, làm căn cứ, cơ sở để nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường Trung học cơ sở thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Vấn đề này chúng tôi tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ

TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)