Các yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Các yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên trường THPT

1.3.1. Yêu cầu về số lượng

Giáo viên trường THPT yêu cầu phải đảm bảo đủ số lượng theo định mức trên cơ sở số lớp học và học sinh. Về định mức biên chế viên chức đối với các trường THPT được quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thơng cơng lập thì định mức giáo viên trên lớp được quy định tại Mục 3, Điều 8 là: mỗi trường THPT được bố trí tối đa 2,25 giáo viên trên một lớp.

Như vậy, số lượng giáo viên của mỗi trường sẽ tương ứng với quy mô số lớp học và số học sinh. Tuy nhiên, việc bố trí số học sinh/lớp, chương trình mơn học, quy định

số tiết dạy trong một tuần của giáo viên… cũng liên quan đến quy mô, số lượng đội ngũ giáo viên của mỗi trường. Do đó, thực tế trong q trình quản lí chắc chắn sẽ có những biến động liên quan đến số lượng giáo viên như: giáo viên về hưu, chuyển công tác, thôi việc,... nên Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông phải thường xuyên rà soát lại số lượng giáo viên đã đủ theo định mức biên chế sự nghiệp của các cơ sở giáo dục hay chưa để từ đó có kế hoạch sắp xếp, bố trí lại số lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các trường Trung học phổ thông .

1.3.2. Yêu cầu về cơ cấu

Muốn phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng đều phải chú trọng việc cơ cấu đội ngũ giáo viên đảm bảo đồng bộ. Đảm bảo cơ cấu đội ngũ giáo viên sẽ tạo ra sự hợp lý, hài hòa trong phát triển đội ngũ giáo viên. Cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT được xem xét ở các mặt sau:

- Cơ cấu về độ tuổi: Đảm bảo sự cân đối, hài hòa về độ tuổi, đảm bảo về thâm niên công tác và sự kế thừa. Các trường Trung học phổ thông cần thường xuyên cập nhật, phân tích độ tuổi của đội ngũ giáo viên để xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, từ đó giúp cho việc phân tích thực trạng, xu hướng phát triển của các trường Trung học phổ thông để làm cơ sở khoa học cho công tác lập kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phân công, sử dụng, đề bạt bổ nhiệm, bổ sung vào bộ máy tổ chức của các trường Trung học phổ thông.

- Cơ cấu về giới tính: Tính tốn cơ cấu về giới tính của đội ngũ giáo viên của các trường Trung học phổ thơng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phân cơng sử dụng, tính tốn thời gian nghỉ dạy theo chế độ thai sản của giáo viên nữ, quan tâm cơ cấu phù hợp về giới... nhằm có những tác động thích hợp nhằm giúp các nhà quản lý bố trí tỷ lệ hợp lý về giới, tạo sự hài hòa trong mơi trường sư phạm, nhằm động viên khích lệ tất cả giáo viên, kể cả giáo viên nam và giáo viên nữ cùng phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Cơ cấu về thành phần dân tộc: Phù hợp với cơ cấu thành phần dân tộc của địa phương, đặc biệt đối với các trường trung học phổ thơng có học sinh dân tộc thiểu số, trường phổ thông dân tộc nội trú. Cơ cấu thành phần dân tộc của giáo viên để các trường Trung học phổ thơng có kế hoạch sắp xếp, phân cơng, sử dụng hợp lý, mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy cũng như công tác dân tộc.

- Cơ cấu bộ môn: Là sự phân chia giáo viên theo tỉ lệ của các môn học, ngành học được phân công ở các tổ môn. Việc xác định một cơ cấu bộ mơn hợp lý chính là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Nếu tỷ lệ này phù hợp với định mức đối với trường THPT (kể cả đối với trường THPT chuyên) thì cơ bản các trường Trung học phổ thơng đã có được một cơ cấu đội ngũ giáo viên với trình

độ mơn hợp lý theo quy định để làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục; nhưng nếu tỷ lệ này thiếu hoặc chưa hợp lý thì phải bổ sung hoặc điều chỉnh, mặt khác nếu số giáo viên chưa đạt chuẩn thì phải có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại để chuẩn hóa; đồng thời, động viên, khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ mơn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

1.3.3. Yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Chất lượng của đội ngũ giáo viên THPT chính là chất lượng của tổng thể giáo viên THPT trong các trường Trung học phổ thông theo chuẩn ngề nghiệp giáo viên THPT. Đội ngũ giáo viên THPT phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp được quy tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cụ thể như sau: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông gồm 5 tiêu chuẩn là: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển môn nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa các trường Trung học phổ thơng với gia đình và xã hội; Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên: Là một xu thế của thế giới trong việc phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo chất lượng giáo viên.

Bên cạnh sự đòi hỏi bằng cấp về trình độ đào tạo, việc xác định chuẩn nghề nghiệp để làm cơ sở cho sự phấn đấu, nỗ lực liên tục của đội ngũ giáo viên là vấn đề mà các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục đặt ra.

Bộ GDĐT đã xác định: Chuẩn nghề nghiệp GV là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với GV về phẩm chất đạo đức, phong cách, lối sống; năng lực môn, nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)