8. Cấu trúc luận văn
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Chưa chú trọng phát triển chất lượng xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi; một bộ phận GV thiếu tu dưỡng, rèn luyện, chạy theo lợi ích vật chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu ý thức tổ chức kỉ luật làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, học sinh và ngành giáo dục.
có kế hoạch cụ thể, còn bị động; chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng phẩm chất chính trị và nhân cách của người GV; vẫn còn tình trạng bồi dưỡng tràn lan; chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho cả năm học nên hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng không cao. Tỉ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng không đồng đều, chưa tương xứng với trình độ và yêu cầu về chất lượng, kỹ năng sư phạm; một số giáo viên ít tham gia nghiên cứu khoa học; phương pháp giảng dạy chậm đổi mới; trình độ tin học và ngoại ngữ còn hạn chế nên thường gặp khó khăn trong giảng dạy và tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến.
- Trong ngành giáo dục nói chung và các trường THPT trên địa bàn miền núi của tỉnh nói riêng, vẫn còn mang nặng tâm lý thi cử nên giáo viên chỉ dạy theo nội dung liên quan đến các kỳ thi. Vì thế, trong phương pháp dạy học mới cả giáo viên và nhà trường đều sợ nếu không đạt hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến “chất lượng” học sinh trong nhà trường (chủ yếu là tỷ lệ chất lượng tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học lên lớp, học sinh khá, giỏi,...).
- Trong quá trình công tác ĐNGV chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo sự phân công của nhà trường, mà ít có sự chủ động, phối hợp, giao lưu, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ với nhau.
- Chế độ chính sách có cải thiện song vẫn chưa đáp ứng với tình hình giá cả thị trường, nên một số GV phải làm thêm ngoài giờ, chưa tập trung sâu về chuyên môn. Cơ sở vật chất đã được đầu tư và cải thiện, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đặc biệt là đối với các phòng thí nghiệm, thực hành, âm nhạc, mỹ thuật, sân thể dục thể thao, nhà đa năng, thư viện,...
- Công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV được tiến hành hằng năm nhưng vẫn còn mang nặng yếu tố chủ quan, nên việc đánh giá chưa thật chính xác, khoa học và còn có tình trạng né tránh, nể nang; chưa chú ý đến hiệu quả giảng dạy, còn tình trạng đánh giá cao hơn so với thực tế nên không phản ánh đúng thực chất chất lượng của ĐNGV; tinh thần tự phê bình và phê bình trong ĐNGV còn hạn chế. Một thực tế là việc mở rộng quy mô các trường lớp cũng như tính chất đa dạng hoá của ngành giáo dục đã mở rộng cơ hội cho nhiều người trở thành những người hành nghề dạy học. Tuy nhiên, người giáo viên không chỉ là “thợ giảng” mà còn có thiên chức nhà sư phạm, nhà giáo dục, người cha tinh thần (nhà giáo). Vì vậy, để hoàn thành sứ mệnh giáo dục, công tác phát triển chất lượng đội ngũ GV cần được các ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và toàn xã hội quan tâm hơn nữa để đội ngũ nhà giáo hoàn thành tốt thiên chức của mình đã được giao.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã tập trung nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam tỉnh Quảng Nam. Đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông và định hướng xây dựng và phát triển trường chuyên, đòi hỏi các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam phải giải quyết triệt để những tồn tại trong công tác Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu để các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam vững mạnh và trở thành trường là trường chất lượng cao giai đoạn 2015-2020.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Những Biện pháp đúng đắn và khả thi sẽ không thể được xây dựng nếu như không xuất phát từ những định hướng, những xu thế phát triển của GD&ĐT trong bối cảnh hiện tại. Xuất phát từ những định hướng, những xu thế thế phát triển của giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện tại, biện pháp đề xuất đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong quá tình phát triển để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Do vậy, biện phát đề xuất phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đặc biệt đối với trường chuyên, của địa phương và của xu thế phát triển xã hội. Biện pháp là sự đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong quá trình phát triển để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Biện pháp phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.
3.1.2. Tính kế thừa
Kế thừa được định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “Sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy”. Do đó nguyên tắc đầu tiên làm cơ sở sở khoa học cho việc lựa chọn các biện pháp là đảm bảo tính kế thừa. Chúng ta không thể xây dựng một biện pháp mới hoàn toàn khi chúng ta không quan tâm đến cái hiện có, mà phải nghiên cứu xem nó diễn ra thế nào, cái nào là tốt và cần phải gìn giữ phát huy, cái nào không còn phù hợp cần chỉnh sửa hoặc thay thế. Tựu chung lại, các biện pháp cần được xây dựng làm sao để khi áp dụng vào thực tế đảm bảo “ít bị xáo trộn nhất”.
Thực tế cho thấy nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa là nguyên tắc về phương pháp luận để nhận thức quá trình xây dựng và Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Công tác Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Công tác phát triển độ ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam là sự bảo tồn những thành quả mà các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được có trong các biện pháp đề xuất, đồng thời mở rộng, bổ sung điều chỉnh về số lượng, cơ cấu và đào tạo, bồ dưỡng nhàm nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo
chuẩn nghề nghiệp các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam là sự bảo tồn những thành quả mà các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được có trong các biện pháp được đề xuất, đồng thời mở rộng, bổ sung, điều chỉnh về số lượng, cơ cấu và đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ. Như vậy, phát triển chính là sự kế thừa tốt nhất, tích cực nhất. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy được những vấn đề hiện tại của ĐNGV và phải đề xuất được các biện pháp mới để làm cho ĐNGV luôn vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, có phẩm chất và năng lực đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới; đòi hỏi phát triển trên sự kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại; là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp. Như vậy, nguyên tắc tính kế thừa thể hiện sự tôn trọng lịch sử, tôn trọng quá khứ và chỉ thay đổi những gì bất cập. Các biện pháp đưa ra cũng phải phát huy tiềm năng vốn có của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, của xã hội, phát huy được ý thức tự giác, năng lực tiềm tàng của đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo sự phát triển bền vững, đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới trong đội ngũ giáo viên.h kế thừa và phát triển
3.1.3. Tính hệ thống
Khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp THPT nói riêng, đồng thời phải căn cứ vào sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục, căn cứ tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Cần xem xét công tác phát triển đội ngũ trên tất cả các mặt tư tưởng, chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển khả năng tự học, đổi mới phương pháp dạy học... mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp, tránh chủ quan, phiến diện, thiếu tính đồng bộ. Việc phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp mà trọng tâm là nâng cao chất lượng trên cơ sở số lượng và cơ cấu hợp lý phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa tăng chất lượng và hiệu quả giáo dục
Khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp THPT nói riêng, đồng thời phải căn cứ vào sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục, căn cứ tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Cần xem xét công tác phát triển đội ngũ trên tất cả các mặt tư tưởng, chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển khả năng tự học, đổi mới phương pháp dạy
học... mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp, tránh chủ quan, phiến diện, thiếu tính đồng bộ.
3.1.4. Tính hiệu quả và khả thi
Biện pháp có tính khả thi cao khi được sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên trong tập thể các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam và phù hợp với quy chế ngành, quy chế tổ chức và hoạt động của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Biện pháp phù hợp sẽ đảm bảo tính khả thi cao. “Khả thi là khả năng thực hiện”, Tuy vậy, khi phân tích ở góc độ này có thể rất phù hợp, song xét tổng thể có thể gặp những khó khăn khác. Điều này là do công tác phát triển đôi ngũ phụ thuộc rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như nguồn lực sư phạm, tài chính, cơ sở vật chất… Để điều chỉnh mỗi vấn đề thực trạng đặt ra cho các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, cần tìm ra bản chất của vấn đề và dự định giải quyết, tìm ra các nguyên nhân của vấn đề và lựa chọn các Biện pháp để giải quyết vấn đề. Các Biện pháp này sẽ được thể hiện thông qua cá hoạt động quản lý dựa trên các quy định, quy chế. Biện pháp có tính khả thi cao khi đánh giá được tác động kinh tế xã hội cũng như dự kiến được các nguồn lực đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp
Biện pháp phát triển phải xuất phát từ thực trạng đội ngũ của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam nhằm giải quyết các vấn đề về số lượng, chất lượng và cơ cấu một cách tốt nhất. Do đó, mỗi biện pháp đưa ra có hiệu quả khi và chỉ khi biện pháp đó có ý nghĩa, có nội dung cụ thể và được triển khai, thực hiện đạt kết quả mong muốn và không làm nảy sinh những vấn đề mới khó khăn và phức tạp hơn.
3.2. Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trong các trường trung học phổ thông theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp học phổ thông theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên THPT ngũ giáo viên THPT
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của ĐNGV trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Trên cơ sở nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của ĐNGV trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, giáo viên ra sức học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Tuyên truyền về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, địa phương và các trường Trung học phổ thông các huyện
miền núi tỉnh Quảng Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên.Đánh giá đúng vai trò của ĐNGV trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuyên truyền trong ĐNGV các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức của nhà giáo. Phát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục và giữ gìn uy tín để phát triển các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.Xây dựng những tấm gương tốt về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong ĐNGV. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và hội hập quốc tế.
Một là, nắm vững đặc điểm đối tượng tuyên truyền, giáo dục là ĐNGV trong ngành, từ đó có biện pháp tuyên truyền phù hợp, đáp ứng đúng tâm lý của người lao động, tuyên truyền tập trung vào những hoạt động cụ thể, thiết thực đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐNGV mà CĐGD triển khai, tạo sự tin tưởng và đồng thuận trong Ngành. Cụ thể là: Những hoạt động chăm lo cho ĐNGV như tổ chức Tết sum vầy cho giáo viên cắm bản vùng biên giới; khám sức khỏe cho giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; xây nhà công vụ và hỗ trợ, thăm hỏi kịp thời những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo, gặp thiên tai, lũ lụt…; có ý kiến với các cơ quan chức năng khi quyền lợi, danh dự của giáo viên bị xâm phạm… Các hoạt động tôn vinh, tri ân những nhà giáo có thành tích xuất sắc; kịp thời động viên những nhà giáo tâm huyết, sáng tạo, vượt qua khó khăn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm học; các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến. Qua đó tạo sức lan tỏa, khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực gây bức xúc trong xã hội. Các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ như tọa đàm trực tuyến “Đồng hành cùng nhà giáo” với các chủ đề về dạy học trực tuyến trong dịp dịch bệnh Covid-19, kỷ luật tích cực, thầy cô chúng ta đã thay đổi…
Hai là, đổi mới, tranh thủ tối đa sức mạnh truyền thông, chủ động phối hợp với