Về chất lượng đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 48 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng

2.3.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp

Những mặt mạnh

- Về phẩm chất chính trị:

Nhiều năm chi bộ các các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã được công nhận là Chi bộ trong sạch vững mạnh và đã thực sự phát huy được vai trò tiên phong trong mọi hoạt động của trường. Ngồi cơng tác chỉ đạo định hướng, Chi bộ còn chỉ đạo sát sao các Đảng viên trong Chi bộ nêu cao vai trò gương mẫu, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các công tác khác của trường.

- Về đạo đức, lối sống: ĐNGV các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam có phẩm chất đạo đức tốt, lành mạnh, có trách nhiệm và nhiệt tình trong cơng việc, u nghề và thương yêu học sinh. Các thầy cô giáo luôn tận tụy trong công việc, gương mẫu trong lối sống sinh hoạt, quan tâm giáo dục toàn diện cho

học sinh, được học sinh kính trọng và tin yêu. Nhiều thầy cô giáo thực sự là tấm gương cho học sinh học tập.

Về trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Phần lớn giáo viên các trường Trung học phổ thơng các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam có năng lực chun mơn, nghiệp vụ vững vàng. Giáo viên có trình độ đạt chuẩn là 79,6%, trên chuẩn chiếm tỷ lệ là 20,4% so với tổng số giáo viên các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Hầu hết giáo viên đã nắm được các phương pháp giảng dạy đặc trưng cho bộ mơn mình phụ trách, biết vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy cao độ tính chủ động, tự giác, tích cực, độc lập trong nhận thức của học sinh. Có ý thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động học, kích thích sự tìm tịi sáng tạo của học sinh. Phần đông giáo viên (đặc biệt là những giáo viên trẻ) biết sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Những mặt hạn chế

Đứng trước những yêu cầu phát triển giáo dục trong xu thế hội nhập và đổi mới của đất nước, ĐNGV các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều hạn chế:

Số lượng ĐNGV các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam hiện nay vẫn còn thiếu giáo viên so với định mức của Bộ ban hành. Tình trạng thiếu giáo viên đã làm ảnh hưởng việc thực hiện kế hoạch cũng như chất lượng đào tạo của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

Cơ cấu về tuổi đời của ĐNGV có sự khác biệt khá lớn gây nên tình trạng thiếu sự liên tục trong chuyển giao giữa các thế hệ và sự chuyển bị cho đội ngũ kế cận.Bộ phận giáo viên của trường có trình độ cao, có thâm niên và kinh nghiệm cơng tác là trụ cột của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, nay tuổi đã cao hay đã về hưu, trong khi đó những giáo viên trẻ năng động, sáng tạo, nhanh nhạy trong việc tiếp cận những cái mới thì trình độ chun mơn và khả năng sư phạm cịn hạn chế.

Giáo viên cốt cán có năng lực chun mơn, nghiệp vụ giỏi thực sự không nhiều, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

Thói quen giảng dạy sử dụng các phương pháp truyền thống vẫn còn, một bộ phận giáo viên khi lên lớp ngại sử dụng các giáo cụ trực quan, chậm cập nhật kiến thức, chủ quan, chậm bắt nhịp với sự thay đổi chương trình và phương pháp dạy học hiện đại.

Ngoài ra, đa số giáo viên cịn yếu về ngoại ngữ, chưa thơng thạo các kỹ năng tin học và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại, ngại sự thay đổi, chậm đổi mới, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường THPT hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)