Tính hiệu quả và khả thi

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 73)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.4. Tính hiệu quả và khả thi

Biện pháp có tính khả thi cao khi được sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên trong tập thể các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam và phù hợp với quy chế ngành, quy chế tổ chức và hoạt động của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Biện pháp phù hợp sẽ đảm bảo tính khả thi cao. “Khả thi là khả năng thực hiện”, Tuy vậy, khi phân tích ở góc độ này có thể rất phù hợp, song xét tổng thể có thể gặp những khó khăn khác. Điều này là do cơng tác phát triển đôi ngũ phụ thuộc rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như nguồn lực sư phạm, tài chính, cơ sở vật chất… Để điều chỉnh mỗi vấn đề thực trạng đặt ra cho các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, cần tìm ra bản chất của vấn đề và dự định giải quyết, tìm ra các nguyên nhân của vấn đề và lựa chọn các Biện pháp để giải quyết vấn đề. Các Biện pháp này sẽ được thể hiện thông qua cá hoạt động quản lý dựa trên các quy định, quy chế. Biện pháp có tính khả thi cao khi đánh giá được tác động kinh tế xã hội cũng như dự kiến được các nguồn lực đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp

Biện pháp phát triển phải xuất phát từ thực trạng đội ngũ của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam nhằm giải quyết các vấn đề về số lượng, chất lượng và cơ cấu một cách tốt nhất. Do đó, mỗi biện pháp đưa ra có hiệu quả khi và chỉ khi biện pháp đó có ý nghĩa, có nội dung cụ thể và được triển khai, thực hiện đạt kết quả mong muốn và không làm nảy sinh những vấn đề mới khó khăn và phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)