Khái quát tình hình kinh tế-xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 40 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát tình hình tỉnh Quảng Nam

2.1.2. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh luôn được Đảng bộ tỉnh Quảng Nam xác định là một vùng quan trọng của tỉnh; cùng với vùng đồng bằng, vùng cát ven biển, thành phố, tạo thành một thể thống nhất trong sự phát triển chung của cả tỉnh. Là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng và biên giới, mơi trường sinh thái của tỉnh và của cả nước. Do vậy, giai đoạn từ sau ngày chia tách tỉnh (1997), đặc biệt những năm gần đây Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh xác định để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết đại hội tồn quốc của Đảng và Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ tỉnh về dân tộc và miền núi là phấn đấu đạt được những

mục tiêu: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an ninh quốc phịng, gìn giữ mơi trường tự nhiên, mơi trường xã hội. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và phát triển vùng dân tộc thiểu số là phát triển năng lực của người dân tại chỗ - chủ nhân của vùng rừng núi, từng bước nâng cao năng lực cộng đồng trên tất cả các lĩnh vực. Chính vì vậy tất cả các việc làm của các cấp, các ngành, đồn thể đều nhằm vào đó để đề ra các Biện pháp, các chương trình thực hiện cụ thể, thiết thực; trong đó, đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho miền núi, tạo ra những bước đi nhanh chóng, vững chắc hồ nhập cùng sự phát triển chung của toàn tỉnh. Thực hiện mục tiêu chiến lược này Tỉnh ủy đã có Nghị quyết số 13/NQ-TU theo đó thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số từng bước đảm đương các nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội của địa phương ngày càng đạt hiệu quả; gần đây nhất HĐND tỉnh đã bàn hành Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020. Tỉnh ủy nhiệm kỳ XXI đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020.

Cùng với việc phát huy nguồn nhân lực tại chỗ, công tác tổ chức lại sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn các huyện miền núi đã chuyển đổi mạnh mẽ một số cây trong con vật ni có giá trị kinh tế cao được đưa vào thực hiện. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phúc lợi tập thể được tập trung đầu tư xây dựng, nhất là các xã vùng miền núi cao, xã đặc biệt khó khăn. Các chương trình, chính sách, dự án lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư như: Chương trình 135 giai đoạn I, II, III; Quyết định 134/QĐ-TTg; Nghị quyết số 39/NQ-TW; Nghị quyết 30a, 30b, 30c; Quyết định 167/QĐ-TTg; Quyết định số 102; Quyết định số 33/QĐ-TTg... các chính sách về y tế, giáo dục, văn hố, an sinh xã hội được quan tâm đầu tư, hỗ trợ đồng bộ đã khơi dậy nguồn lực trong dân góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thành tựu quan trọng trong giai đoạn từ sau ngày chia tách tỉnh đến nay là đẩy nhanh được tốc độ giảm nghèo, hàng năm bình quân từ 4-5%, cơ bản bảo vệ được rừng tự nhiên hiện có, hàng năm rừng trồng tăng độ che phủ; đảm bảo mơi trường sinh thái; văn hố truyền thống dân tộc được bảo tồn và phát triển; cũng cố và ổn định vững chắc an ninh chính trị trong vùng; tinh thần đoàn kết các dân tộc ngày càng được cũng cố vững chắc; hệ thống chính trị cấp cơ sở được chú trọng đào tạo và nâng cao năng lực quản lý. Các địa phương và đồng bào các dân tộc thiểu số đã có nhiều cố gắng phát huy tính tự lực tự cường phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, của huyện đề ra. Thơng qua đó,

đồng bào các dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi về nhận thức trong phát triển sản xuất, xây dựng đời sống nơng thơn mới, nâng cao ý thức gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa của từng dân tộc, tự thân nổ lực vươn lên xóa đói giảm nghèo. Phương thức sản xuất đốt phá rừng làm nương rẫy trước đây đã chấm dứt, đến nay sản xuất nông lâm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước phát triển mới, các tiến bộ khoa học được đưa vào ứng dụng, nhiều địa phương đã phát triển các mơ hình kinh tế hộ gia đình; phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng, cây đặc sản, cây dược liệu, cây nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc,...Các mô kinh tế này bước đầu đã tạo ra một số sản phẩm hàng hóa đặc thù góp phần tăng thu nhập ổn định cho người dân; một số vùng, tiểu vùng người dân đã biết phát huy lợi thế về đất đai, nhân lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp bảo vệ mơi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch và làng nghề. Cơ sở hạ tầng nhất là giao thông tuyến xã, thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư và nâng cấp góp phần thu hẹp khoảng cách và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, giao thương hàng hoá ở các vùng trước đây là vùng xa xôi hẻo lánh. Các loại cơng trình phúc lợi phục vụ đời sống người dân như điện, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt,... ở tuyến xã, thôn từng bước được đầu tư kiên cố; thực hiện nâng cấp quy mô phục vụ; đầu tư trang thiết bị đạt chuẩn Quốc gia để phục vụ người dân ngày một tốt hơn. Đời sống văn hoá tinh thần của người dân ngày càng phong phú, đa dạng hơn do có các thiết chế văn hóa được đầu tư ở các xã, thơn, làng và nhiều hoạt động, nhiều loại hình văn hố truyền thống và hiện đại được tỉnh, huyện tổ chức từng bước trở thành nếp sinh hoạt thường kỳ. Hệ thống chính trị được tăng cường và củng cố từ huyện đến xã, thơn; đội ngũ cán bộ được trẻ hóa; cơng tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, thôn được quan tâm thường xun. Cơng tác an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội ln được giữ vững và kiểm sốt ổn định, nhất là vùng biên giới, vùng giáp ranh.

2.1.3. Khái quát về Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam

Ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam đã chủ động, chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, đổi mới mạnh mẽ cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Quy mô, mạng lưới giáo dục các cấp học tiếp tục được củng cố, sắp xếp theo hướng tinh gọn và tập trung, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân; việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm đầu tư và mang lại hiệu quả, đạt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp các cấp học cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch. Mặc dù trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 nhưng chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học giữ vững thành tích và được nâng lên, có nhiều chuyển biến tích cực, đa số các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cách đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Đến cuối năm học 2019 - 2020, tồn tỉnh có hơn 800 trường, với gần 350 ngàn học sinh. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh tăng 20 trường, trong đó mầm non tăng 38 trường, tiểu học giảm 20 trường và THPT tăng 2 trường. Giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm dầu tư. Tồn tỉnh có 8 trường phổ thông dân tộc nội trú và 55 trường phổ thơng dân tộc bán trú; trong đó nội trú gần 3.000 học sinh và bán trú hơn 15 ngàn học sinh. Giáo dục mũi nhọn có nhiều chuyển biến tích cực. Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2020, Quảng Nam đạt 33 giải và đây là kết quả cao nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý giáo dục, phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học có sự chuyển biến đáng kể, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về môn nghiệp vụ và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách quy định. Cơng tác kiểm định chất lượng, thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý giáo dục được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Sắp xếp mạng lưới trường, lớp được các địa phương, trường học triển khai thực hiện vài năm nay và bước đầu đạt được kết quả khả quan (năm học 2019 - 2020 giảm 15 trường so với năm học trước và đến đầu năm học 2020 - 2021 tiếp tục giảm thêm 4 trường). Tuy nhiên, năm học 2020 - 2021 mới là năm đầu tiên triển khai đề án sắp xếp lại trường, điểm trường, lớp học gắn với việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (GV), nhân viên ngành giáo dục Quảng Nam đến năm học 2024 - 2025. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho ngành là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, tạo thuận lợi cho việc học tập của học sinh gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông.

Trong năm 2020-2021, Ngành giáo dục tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng mới; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông, hiệu quả của giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, đảm bảo an toàn trường học; đẩy mạnh tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực và đặc biệt là đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo;...

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)