8. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát tình hình tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 2.1. Khái quát tình hình tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam Nam
Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ với diện tích tự nhiên là 10.438 km², phía Đơng giáp Biển Đơng với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Sê Kơng nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào với chiều dài đường biên giới là 142,5 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. Tồn tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 15 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố với 244 xã, phường, thị trấn. Dân số Quảng Nam hơn 1.487.721 người, với mật độ dân số trung bình là 173 người/km² (Số liệu điều tra năm 2015).
Đối với các huyện miền núi cao, Quảng Nam có 06 huyện/ 74 xã, thị trấn nằm ở phía Tây của tỉnh (06 huyện miền núi gồm Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My); tại 06 huyện miền núi có 35 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, được đưa vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016, giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là địa bàn khó khăn hiểm trở, nằm ở đầu nguồn các lưu vực sông, là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc ít người. Diện tích tự nhiên của 6 huyện miền núi khoảng: 774.714,3 ha (chiếm 74,2% so với diện tích tồn tỉnh); với dân số khoảng 305.600 người (chiếm tỷ lệ 20,9% dân số toàn tỉnh); đồng bào dân tộc thiểu số 117.400 người (chiếm tỷ lệ 38,4% dân số vùng miền núi)... Đây là vùng căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh, nay có vị trí chiến lược quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh, đặc biệt là an ninh biên giới quốc gia.
Đặc điểm địa hình
Địa hình vùng núi tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi. Núi trung bình (độ cao >1000m): 84.783 ha chiếm 10,8% diện tích các huyện miền núi. Núi thấp (500-1000m): 230.092 ha chiếm 29,3% diện tích các huyện miền núi. Đồi cao (100-500m): 325.448 ha chiếm 41,4% diện tích các huyện miền núi. Đồi núi thấp thung lũng, vùng trũng giữa núi (<100m): 145.038 ha chiếm 18,5% diện tích các huyện miền núi (Bảng 2.1). Địa hình quyết định độ dốc của dòng chảy mặt do năng lượng địa hình. Địa hình đồi núi, sườn
dốc là một tác nhân quan trọng góp phần gia tăng tính nhạy cảm đối với tai biến lũ, lũ quét. Khu vực miền núi Quảng Nam khá đa dạng, phân hóa theo hướng thấp dần từ tây sang đông. Phía tây là vùng núi thuộc phía đơng của dãy Trường Sơn Nam, có độ cao trên 1000m, trong đó có một số đỉnh cao trên 1500m như núi Lum-Heo (2045m), núi Tiên (2032m), núi Mang (1708m), núi Gololan (1855m). Dãy núi Trường Sơn Nam giống như bức tường thành có dạng hơi vòng cung chạy theo hướng chung Tây Bắc - Đông Nam, từ phía nam đèo Hải Vân cho tới thung lũng sơng Đà Rằng. Ở phía bắc, do mạch núi này nối với dãy núi Bạch Mã đâm thẳng ra biển, nên bức thành chắn lại có dạng một vành móng ngựa khổng lồ. Phía nam có nhiều ngọn núi cao trên 1500m ngăn cách Quảng Nam với Quảng Ngãi. Vùng núi chiếm ¾ diện tích của tỉnh bao gồm huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Nông Sơn và Tiên Phước. Vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía tây và đồng bằng ở phía đơng là vùng đồi cao 200-300m. Khác với một số tỉnh miền Bắc, ở đây địa hình từ miền núi ở phía tây đột ngột đổ xuống vùng đồi thấp và đồng bằng phía đơng do đó dải đồi trung du rất hẹp. Địa hình núi ở thượng lưu thì quá dốc, đồng bằng hạ lưu quá thoải, còn dải đồi trung du lại rất hẹp, thậm chí nhiều nơi khơng có, nên đoạn trung lưu của các dịng sơng ngắn. Với cấu trúc địa hình như vậy, khu vực nghiên cứu ẩn chứa nhiều hiểm họa tai biến lũ lụt, trượt lở.
Bảng 2.1. Diện tích cấp độ cao theo 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Đơn vị: ha Độ cao Huyện Tổng< 100m100-500m500-1.000m> 1.000m Đông Giang 82.472 0 2.673 52.318 27.481 Bắc Trà My 85.011 1.072 36.110 42.988 4.841 Nam Trà My 82.947 33.46 1 47.625 1.861 0 Phước Sơn 115.768 5.547 73.417 34.500 2.802 Tây Giang 91.700 0 15.760 41.552 34.388 Nam Giang 185.341 86.671 84.898 13.740 32
(Nguồn: Số liệu từ niên giám thống kê 2020-Quảng Nam)
Độ dốc phụ lưu được đánh giá là một trong những tác nhân chính của việc hình thành lũ quét. Độ dốc càng lớn thì khả năng tổn thất nước mặt do thấm càng thấp, khả năng dịch chuyển nước xuống phía dưới càng nhanh, nước hội tụ tại sông suối càng nhanh và dịng chảy mặt càng nhanh chóng vượt khả năng tải của sông suối và gây ra lũ quét. Một số nghiên cứu trong nước chỉ ra rằng những phụ lưu có độ dốc 20-30o có nguy cơ lũ quét cao và >30o có nguy cơ lũ qt rất cao. Nhìn chung, các phụ lưu có độ
dốc trung bình là khá lớn, phổ biến ở mức 15->35o (chiếm 62,5% diện tích vùng nghiên cứu) (Bảng 2.2). Theo kết quả phân tích, độ dốc trung bình của các phụ lưu đã từng xảy ra lũ quét từ năm 2005 đến 2015 đều tương đối cao (từ 14o đến 30o).
Bảng 2.2. Diện tích cấp độ dốc theo 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Đơn vị: ha HuyệnTổng< 808-15015-25025-350> 350 Đông Giang 82.472 13.307 2.627 19.953 27.877 18.707 Bắc Trà My 85.011 18.093 4.405 24.184 25.478 12.852 Nam Giang 185.341 72.488 26.266 48.541 27.747 10.299 Nam Trà My 82.947 36.645 13.986 22.583 8.249 1.484 Tây Giang 91.700 8.885 7.272 32.940 28.837 13.766 Phước Sơn 45.621 14.910 6.165 14.089 7.744 2.712
(Nguồn: Số liệu từ niên giám thống kê 2020-Quảng Nam)
Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khơ và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, khơng có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng. Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến hoạt động của các quá trình ngoại sinh trên địa bàn vùng nghiên cứu. Các đặc điểm mưa gió, bão tố và nhiệt độ, mà sâu xa hơn là những đặc điểm của hồn lưu khí quyển và sự tương tác của nó với địa hình trong vùng, có vai trị quyết định đến tính chất của lũ trên tồn bộ lưu vực. Chính sự tương tác giữa hồn lưu gió mùa với địa hình của Trường Sơn Nam đã làm xuất hiện một kiểu biến trình mưa đặc biệt là mưa lớn vào thời kỳ thu - đơng và ít mưa trong giai đoạn xuân - hè. Dãy núi này án ngữ ở phía tây tạo thành một bức tường thành hứng lấy hầu như toàn bộ lượng mưa do các nhiễu động thời tiết gây nên khi có gió bão từ phía đơng hoặc có gió mùa mùa đông thổi tới từ hướng đơng bắc. Những tình thế thời tiết gây mưa càng mạnh mẽ hơn khi có sự kết hợp của các nhiễu động này với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
Chế độ nhiệt Quảng Nam từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao dưới 600 m đều đạt tiêu chuẩn nhiệt đới. Khu vực nghiên cứu khơng có mùa đơng lạnh. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) khơng dưới 21oC ở vùng đồng bằng ven biển; ở độ cao
500- 1000m là 18 - 20oC và tại những nơi có độ cao từ 1000m trở lên đều dưới 18oC (Bảng 2.3). Nhiệt độ tối thấp vào những ngày có gió mùa đơng bắc tràn về có thể xuống dưới 15oC, thậm chí có đợt xuống dưới 11-10oC ở đồng bằng ven biển.
Bảng 2.3. Đặc trưng khí hậu so với tiêu chuẩn nhiệt đới
Các đặc trưngTiêu chuẩn nhiệt đớiĐặc trưng nhiệt độ Tam KỳPhước Sơn
Tổng nhiệt độ năm Từ 7500 - 9500 độ C 9344 8906
Nhiệt độ TB năm Trên 21 độ C 25.6 24.4
Số tháng có NĐTB năm dưới 200C Dưới 4 tháng Không Không
Nhiệt độ tháng lạnh nhất Trên 18 độ C 21.4 20.5
Biên độ nhiệt độ năm Từ 1 - 6 độ C 7.4 6.6
(Nguồn: Đài KTTV Trung Trung Bộ)
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm ở tỉnh Quảng Nam dao động từ 77% đến 89%. Có hai mùa khô và ẩm khá rõ rệt, mùa ẩm cao từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau với độ ẩm trung bình từ 85 - 89%, mùa ẩm thấp (tương đối khô) từ tháng 4 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 77 - 83%.
+ Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm ở tỉnh Quảng Nam từ 1000 - 1100mm. Tổng lượng bốc hơi trong các tháng mùa hè lớn hơn mùa đông. Tổng lượng bốc hơi trong mùa hè từ 300 - 700mm, chiếm khoảng 55 - 65% lượng bốc hơi năm. Mùa đơng có tổng lượng bốc hơi từ 300 - 400 mm, chiếm khoảng 25 - 35% tổng lượng bốc hơi năm.
+ Lượng mưa: Vùng nghiên cứu là một trong những địa bàn có lượng mưa lớn của
Việt Nam: ở đồng bằng trung bình năm khoảng 2200mm, vùng thượng du đạt trên 3000mm, nhiều nơi đạt trên 4000mm. So với các trung tâm mưa lớn nhất nước ta là Bắc Quang có lượng mưa trung bình năm 4802 mm thì tại Phước Sơn (Quảng Nam) có lượng mưa trung bình năm là 4158 mm, năm mưa lớn nhất đạt 7303mm (năm 1996), phải được xem là một trong những vùng mưa lớn của Việt Nam.