8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT các huyện miền núi tỉnh
2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp
núi tỉnh Quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp.
Để hiếu sâu thêm về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp, tôi đẫ tiến hành đánh giá bằng cách lấy ý kiến thông qua các phiếu hỏi, những người được hỏi ý kiến đã đánh giá cho điểm theo 4 mức độ như sau: Tốt (Rất quan trọng): 3 điểm; Khá (Quan trọng): 2 điểm; Trung bình (ít quan trọng): 1 điểm; Yếu (khơng quan trọng): 0 điểm. Cách tính điểm trung bình X: Lấy số người cho điểm ở mức độ nhân với số điểm tương ứng, cộng điểm của 4 mức độ chia cho tổng số người tham gia đánh giá. Tổng điểm trung bình X: trung bình cộng các điểm trung bình.
+ Điểm trung bình cộng đạt giá trị lớn nhất: Max X = 3. + Điểm trung bình cộng đạt giá trị nhỏ nhất: Min X = 1.
+ Phân loại: Tốt: 2,5 < X 3; Khá : 2,0 < X 2,5 ; TB: 1 < X 2.
Tôi đã tiến hành điều tra với tổng số 289 người, gồm 2 nhóm đối tượng CBQL: 24 người và GV: 265 người.
2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp. nghiệp.
Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ % Ghi chú 1 Rất quan trọng 175 60.6 2 Quan trọng 70 24.2 3 Ít quan trọng 35 12.1 4 Không quan trọng 9 3.1 Tổng 289 100
(Nguồn: Từ nguồn khảo sát các trường THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam)
Qua Bảng 2.9, ta thấy kết quả đánh giá nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp cịn hạn chế chỉ có 175 người được cho là rất quan trọng chiếm tỉ lệ 60.6%, số người cho là ít quan trọng là 35 người chiếm tỉ lệ 12.1%, vẫn cịn số cán bộ quản lí và giáo viên cho là khơng quan trọng chiếm 3.1%.
Nhìn vào thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay cần phải có những Biện pháp cấp bách để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, trách nhiệm, đồng thời có kế hoạch phát triển về trình độ và năng lực chuyên môn, kịp thời đáp ứng với sự phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
được yếu tố nội lực của giáo viên cần đến vai trò và nhận thức của người quản lý. Người quản lý cần phải nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp. Xuất phát từ những phân tích về tình hình thực trạng ĐNGV mà từ đó có thể đề ra những Biện pháp phù hợp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp viên phổ thơng góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với ĐNGV các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, nên trong những năm qua việc đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng ĐNGV đã được các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đặc biệt quan tâm.
Các trường Trung học phổ thơng các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ngồi việc được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học… cịn được đầu tư về kinh phí cho việc bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV. Các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam luôn chú trọng xây dựng được đội ngũ nhà giáo về cơ bản có phẩm chất đạo đức.
Trong những năm qua các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã tăng cường công tác bồi dưỡng theo chuyên đề và bồi dưỡng thường xuyên cho 100% giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Do vậy, để làm tốt cơng tác này thì việc quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là nội dung trọng tâm đảm bảo cán bộ, giáo viên đi vào nề nếp, chủ động đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và trong tương lai, đầu tư phát triển về số lượng và chất lượng. Các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về tin học, đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng hè, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy...
ĐNGV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của GD&ĐT trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, cần xây dựng được một đội ngũ nhà giáo bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; đồng thời phải có lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có tay nghề cao, có năng lực tự học, tự nghiên cứu để phát triển. Ngành GD&ĐT cùng các địa phương cần phải đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo về tư tưởng, đạo đức, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy để tiến hành đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, việc rà sốt, bổ sung, hồn thiện các quy định, chính sách, chế độ đối với nhà giáo cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ nhằm tạo động lực thu hút, động viên ĐNGV phổ thơng tồn tâm, tồn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục.