Về số lượng

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 44 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng

2.3.1. Về số lượng

Các huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam bao gồm 06 huyện với các trường THPT như sau:

Trường THPT Khâm Đức thuộc huyện Phước Sơn. Trường THPT Nam Giang (Tố Hữu), Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi thuộc huyện Nam Giang. Trường THPT Quang Trung, trường THPT Âu Cơ thuộc huyện Đông Giang. Trường THPT Tây Giang, trường THPT Võ Chí Cơng thuộc huyện Tây Giang. Trường THPT Nam Trà My thuộc huyện Nam Trà My. Trường THPT Bắc Trà My thuộc huyện Bắc Trà My.

Bảng 2.4. Tương quan giữa số lượng GV thực tế của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam với định mức của Bộ

(Từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2019 - 2020) STTNăm họcSố lớp học GV thực tế Số lượng Số lượng GV theo định mức của Bộ Thiếu 1 2015 - 2016 116 246 261 15 2 2016 - 2017 117 251 263 12 3 2017 - 2018 119 257 268 11 4 2018 - 2019 120 261 270 9 5 2019 - 2020 121 265 272 7

(Nguồn: Các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam)

Theo chỉ tiêu biên chế quy định đối với lớp chuyên: bố trí mỗi lớp khơng q 3,1 giáo viên. Lớp không không biên chế giáo viên căn bản theo Thông tư Liên tịch số 35/2016/TTLT-BGDĐT-BNV giữa Bộ nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo: Đối với trường THPT cơng lập, mỗi lớp được bố trí khơng q 2,25 giáo viên.

Nhìn vào bảng trên, ta thấy trong giai đoạn 2015 - 2020, số lượng giáo viên thực tế trong các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam so với định mức của Bộ thì số lượng giáo viên thiếu không đáng kể. Trong năm học 2015 – 2016 các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam thiếu 15 giáo viên nhưng sang năm học 2019 - 2020 số giáo viên thiếu giảm xuống chỉ còn 7 người. Số lượng giáo viên tương đối đầy đủ như vậy là do việc tuyển chọn giáo viên trong các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam diễn ra liên tục và đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao.

Bảng 2.5. Tương quan giữa số lượng GV thực tế phân theo các trường năm học 2019- 2020 của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng

Nam với định mức của Bộ

TT Tên Trường Tổng số GV Tổng số CBQL Tổng số lớp Tổng số học sinh 1 Khâm Đức 36 3 19 680 2 Nam Trà My 24 3 11 360 3 Bắc Trà My 45 3 22 790 4 Quang Trung 32 3 14 460 5 Âu Cơ 28 3 12 379 6 Tây Giang 27 2 11 415 7 Võ Chí Cơng 18 2 07 235

8 Nam Giang (Tố Hữu) 28 2 13 430

9 Nguyễn Văn Trỗi 27 3 12 394

Tổng 265 24 121 4.139

(Nguồn: Các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam)

Nam liên tục tuyển chọn nguồn giáo viên giỏi từ các trường THPT trong tỉnh cũng như tuyển chọn những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi từ trường ĐHSP về trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên gặp nhiều khó khăn. Điều này là do không phải giáo viên giỏi nào từ các trường THPT trong tỉnh khi được điều động cũng về trường. Nguyên nhân là do điều kiện gia đình, hoặc khơng muốn thay đổi mơi trường cơng tác. Mặt khác, chính sách và chế độ đãi ngộ của ngành và của tỉnh chưa đủ mạnh để thu hút những giáo viên có năng lực mơn tốt từ các trường THPT khác và những sinh viên mới tốt nghiệp về công tác tại trường. Do vậy, tình trạng thiếu giáo viên ở rải rác một số bộ mơn vẫn gây khó khăn cho các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã phải khắc phục bằng cách bố trí dạy tăng giờ ở một số mơn. Việc bố trí tăng giờ phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên, đồng thời khơng có điều kiện để nghiên cứu mơn sâu phục vụ việc giảng dạy môn và bồi dưỡng học sinh giỏi. Song song với điều này là việc những sinh viên mới ra trường tuy có trình độ mơn giỏi nhưng còn hạn chế về kinh nghiệm, kỹ năng và phương pháp giảng dạy. Để khắc phục tình trạng này, các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã bố trí phân cơng giáo viên giàu kinh nghiệm kèm cặp những giáo viên còn non tay nghề, giúp họ từng bước trưởng thành. Một số giáo viên trẻ sau 3-5 năm công tác đã tự khẳng định mình và đã tham gia tập huấn đội tuyển quốc gia và gặt hái được thành công. Đây là một bước tiến rất tốt cho việc Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Điều này cho thấy, công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết trong chiến lược phát triển của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn hiện nay, đồng thời cần phải cải cách và hồn thiện các chính sách thu hút, chế độ đãi ngộ và chính sách đầu tư đặc biệt tạo môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)