Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 85 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn

nghề nghiệp

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Tăng cường kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên nhằm có biện pháp quản lý tích cực, chủ động trong dạy học. Kiểm tra nhằm phát hiện những sai lệch trong quá trình thực hiện quyết định, thực hiện kế hoạch của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam để điều chỉnh một cách kịp thời. Kiểm tra, đánh giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức của giáo viên, từ đó làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, bồi dưỡng giúp cho ĐNGV hoàn thiện hơn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.Dựa trên tiêu chí, phương pháp và quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng đội ngũ giáo viên các các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam nói chung để từ đó các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam xây dựng cho bản thân mình tiêu chí, phương pháp, quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng đối với đội ngũ giáo viên một cách khoa học, khách quan, công bằng, chính xác.

Tăng cường kiểm tra đánh giá môn, nghiệp vụ của giáo viên theo kỳ, và cả năm học nhằm có biện pháp quản lý tích cực, chủ động trong dạy học. Kiểm tra nhằm phát hiện ra những sai lệch trong quá trình thực hiện quyết định, thực hiện kế hoạch của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam để điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra với mục đích giúp cho đội ngũ giáo viên hoàn thiện hơn về năng lực môn và nghiệp vụ. Như vậy, kiểm tra không chỉ là điều chỉnh mà kiểm tra chính là phát triển. Kiểm tra là chức năng xuyên suốt quá trình quản lý của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam nhằm Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Trong các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, Hiệu trưởng dùng kiểm tra đánh giá môn, nghiệp vụ sư phạm để nhận định một cách tổng thể về thực trạng chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh qua các nội dung:

- Thanh tra môn: Kiểm tra hồ sơ giáo án, công tác chuẩn bị soạn giảng, kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình bộ môn, việc tăng tiết cho môn chuyên, việc dạy đúng dạy đủ các giờ lý thuyết cũng như thực hành; dự giờ kiểm tra , đánh giá giờ dạy, chú trọng việc kiểm tra đánh giá đổi mới phương pháp dạy học. Kiểm tra việc ra đề, chấm trả bài, nhập điểm váo sổ điểm của lớp.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua so

sánh kết quả học tập của học sinh đầu và cuối mỗi học kỳ, thông qua kết quả tốt nghiệp và thi Đại học.

- Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác tự học, tự rèn, công tác đoàn thể, công tác xã hội hóa giáo dục...

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

Thiết lập dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra, thời gian kiểm tra, nội dung và hình thức kiểm tra. Ban kiểm tra cần lựa chọn thành phần kiểm tra, đối tượng kiểm tra, xác định các nguồn lực phục vụ cho mục đích kiểm tra như nhân sự, tài chính, các điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch một cách khả thi; đánh giá thực trạng, điều chỉnh và khắc phục sai lệch, yếu kém để đạt múc tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trên cơ sở đó, kế hoạch phải thống nhất, và được Hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi lập kế hoạch kiểm tra, các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam phải tổ chức thực hiện bằng cách thành lập ban kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy và học. Ban Giám hiệu, tổ trưởng môn, một số giáo viên giỏi cốt cán có uy tín về môn, nghiệp vụ tham gia vào ban kiểm tra.

Ban chỉ đạo công khai tập hợp tài liệu, văn bản, công khai kế hoạch kiểm tra, tổ chức học tập nghiệp vụ, quy chế, tiêu chí đánh giá kiểm tra, thống nhất phương pháp kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ và phải phổ biến rộng rãi cho tất cả đội ngũ giáo viên trong các trường Trung học phổ thông

các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam biết để có kế hoạch thực hiện. Ngoài ra cần kết hợp kiểm tra đột xuất, mỗi giáo viên trong các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam phải được Ban Giám hiệu dự giờ từ 1 đến 2 tiết/một năm. Bên cạnh đó, cần phải phân công chuẩn bị các điều kiện, phương pháp, bố trí nhân lực để công việc kiểm tra được thuận lợi. Các tổ môn lên lịch dự giờ giáo viên dưới hai hình thức: thanh tra toàn diện và thanh tra đề.

Ban Giám hiệu là người chỉ đạo thực hiện bằng cách tổ chức quán triệt nhiệm vu năm học, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các quy chế môn, động viên tinh thần tự học, sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Phổ biến các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục về công tác thanh tra, kiểm tra trường học; xác định hoạt động kiểm tra là hoạt động thường xuyên và có ý nghĩa giúp cho đội ngũ giáo viên điều chỉnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong môn, kiểm tra giúp giáo viên phát hiện ra những hạn chế mà khắc phục và hoàn thiện bản thân mình. Mỗi giáo viên cần rèn luyện hình thành thói quen tự kiểm tra thường xuyên và có nhu cầu học tập suốt đời. Hiệu trưởng tổ chức quán triệt nhiệm vụ năm học, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn, động viên tinh thần tự học, sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên theo các danh hiệu thi đua và đề nghị các hình thức khen thưởng. Đồng thời phân loại về trình độ, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng, bố trí công việc một cách hợp lý, đạt hiệu quả.

Phân công trong Hội đồng kiểm tra đánh giá theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá của các tổ chức đoàn thể, của tổ chuyên môn, của cá nhân giáo viên. Theo dõi về tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tác dụng của việc kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động của giáo viên; theo dõi nắm bắt và điều chỉnh những sai lệch, hạn chế trong quá trình kiểm tra, đánh giá.

Tổ chức tổng hợp kết quả kiểm tra, sơ kết, đánh giá chất lượng công việc đã kiểm tra sau mỗi đợt kiểm tra thường xuyên. Hội đồng kiểm tra, đánh giá theo dõi ghi nhận kết quả công tác kiểm tra, tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời, đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục để hoạt động kiểm tra, đánh giá của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ngày càng chất lượng và mang tính toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)