Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 93 - 133)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Qua tổng hợp và xử lý các số liệu, chúng tôi thu được kết quả:

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STTTên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Biện pháp 1 SL 90 10 0 75 23 2 % 90% 10% 0% 75% 23% 2% 2 Biện pháp 2 SL 63 37 0 60 40 0 % 63% 37% 0% 60% 40% 0% 3 Biện pháp 3 SL 74 26 0 72 28 0 % 74% 26% 0% 72% 28% 0% 4 Biện pháp 4 SL 89 10 1 84 14 2 % 89% 10% 1% 84% 14% 2% 5 Biện pháp 5 SL 100 0 0 76 21 3 % 100% 0% 0% 76% 21% 3% 6 Biện pháp 6 SL 85 15 0 77 17 6 % 85% 15% 0% 77% 17% 6% 7 Biện pháp 7 SL 98 2 0 85 15 0 % 98% 2% 0% 85% 15% 0%

Ghu chú: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên THPT

Biện pháp 2: Lập kế hoạch và tuyển dụng đội ngũ giáo viên một cách khoa học theo chuẩn nghề nghiệp

Biện pháp 3: Đổi mới cơng tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp

Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp

Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp

Biện pháp 6: Tham mưu và thực hiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ giáo viên THPT

Biện pháp 7: Tổ chức các điều kiện hỗ trợ, tạo môi trường, động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên THPT theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp

Qua khảo sát thực nghiệm tác giả thấy đa số các ý kiến cho rằng các biện pháp đểu cấp thiết và khả thi, trong đó có nhiều ý kiến cho rằng các biện pháp 1, 5, 7 là rất cấp thiết và rất khả thi. Thống kê này thực sự khẳng định tính cấp thiết của việc Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn hiện nay. Do đó các biện pháp của đề tài nghiên cứu có cơ sở để triển khai thực hiện góp phần thúc đẩy, phát triển sự nghiệp giáo dục học sinh giỏi cũng như sự nghiệp giáo dục của tỉnh Quảng Nam.

Tiểu kết chương 3

Dựa vào kết quả của chương 1 và chương 2, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 7 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Các biện pháp đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Mặc dù mỗi biện pháp có một vị trí, vai trị riêng nhưng chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Về mặt lý luận

Từ những kết quả phân tích ở trên, tơi rút ra một số kết luận sau: ĐNGV là lực lượng có vai trị quyết định chất lượng đào tạo trong các trường THPT. Để đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn GD&ĐT, trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cần có những bước đi vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. ĐNGV các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cần được củng cố, phát triển đồng bộ cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, góp phần trực tiếp quyết định đến việc nâng miền núi tỉnh Quảng Nam.

1.2. Về thực tiễn

Nhìn một cách tồn diện thì trường trung học phổ thông Các huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam đã và đang trên đà phát triển. Hiện tại trường đã đạt chuẩn quốc gia và trong tương lai không xa trường sẽ hướng tới tăng cả về quy mô đào tạo với độ ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và hồn thiện hóa trang thiết bị cũng như phương tiện dạy học hiện đại. Thực trạng đặt ra nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp thiết, cần phải chuẩn bị một lộ trình, hoạch định và có phương hướng để hướng tới trở thành trường chất lượng cao mang tầm cỡ quốc tế. Tuy các biện pháp đề xuất cho trường chưa đề cập một cách sâu sắc đến việc quy hoạch tổng thể nhưng ít nhiều đã mang tính dự báo, định hướng cho các hoạt động quản lý tiếp theo để các cấp quản lý các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam chủ động đón nhận những thay đổi lớn trong tương lai khi trường chuẩn bị hành trang cho chuyển đổi thành trường chất lượng cao, đạt thương hiệu “chuẩn quốc tế”.

Qua nghiên cứu tác giả thấy 7 biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau, có tình liên kết và tính tương hỗ với nhau. Chúng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau nên chúng phải được tiến hành một cách đồng bộ hoặc ưu tiên cho một Biện pháp nào trội hơn, tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể và nhiệm vụ của từng thời kỳ phát triển của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để có cơ sở lý luận hiện đại về mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh trường trong bối cảnh mà giáo dục các nước trên thế giới đang có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng tôi đề nghị Bộ Giáo dục – Đào tạo cần phát triển đề tài nghiên cứu mơ hình quản lý các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam để có hệ thống lý luận hồn chỉnh làm cơ

sở cho việc quản lý điều hành sát với mục tiêu giáo dục là phát triển trường thành trường chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài cho xã hội.

Đề nghị tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam . Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục biệt, đặc biệt chú trọng công tác dự báo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

Đề nghị phê duyệt cơng tác quy hoạch và xây dựng quy trình Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục biệt, quan tâm đầu tư cho sự nghiệp bồi dưỡng HSG, đáp ứng nguồn nhân lực cao cho tỉnh Quảng Nam.

Quan tâm đầu tư đặc biệt về cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị dạy học cũng như kinh phí cho các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam nhằm tạo điều kiện để các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam phát triển theo hướng chuẩn hóa các trường trung học chất lượng cao trong nước và quốc tế, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học cũng như công tác bồi dưỡng HSG.

Xây dựng chính sách ưu tiên, chính sách đãi ngộ, đổi mới hình thức khen thưởng khơng chỉ tạo động lực khích lệ ĐNGV mà cịn thu hút nhân tài cho các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân cùng tham gaia phát triển sự nghiệp giáo dục HSG và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam

Làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh để hoàn thiện các chế độ, chính sách ưu tiên đặc biệt đối với ĐNGV và công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp, tăng cường ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học cho các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam theo hướng chuẩn hoá.

Tăng quyền chủ động, tự chủ hơn nữa cho trường trong việc thực hiện nhiệm vụ và các hoạt động của trường.

2.4. Đối với các trường THPT thuộc huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

Định kỳ hàng năm, rà soát, bổ sung và điều chỉnh chiến lược phát triển các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 để đánh giá các biện pháp thực hiện bồi dưỡng, chuẩn hố, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường Trung học phổ thông các huyện

miền núi tỉnh Quảng Nam.

Đánh giá và quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp trong quy hoạch tổng thể của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

Khảo sát và đánh giá đúng thực chất của đội ngũ, đánh giá đúng năng lực và hiệu quả công việc của từng giáo viên là một việc các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cần phải làm thường xuyên, minh bạch. Sau đánh giá phải có những Biện pháp khắc phục hoặc thuyên chuyển, cử đi học hoặc khơng bố trí giảng dạy, chuyển làm việc khác với những giáo viên không đủ năng lực.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho ĐNGV về cả chính trị, kiến thức, kỹ năng... Tăng cường chỉ đạo, giám sát việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên, có chế độ động viên kịp thời.

Xây dựng và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, có chính sách và cơ chế hỗ trợ hợp lý đối với giáo viên đi học nâng cao trình độ, đối với công tác thi đua, khen thưởng.

Tham mưu với Sở GD&ĐT để chủ động bố trí, sắp xếp ĐNGV đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lí giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam

3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2018 về ban hành Chuẩn giáo viên phổ thông, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 về ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và phổ thơng có cấp nhiều cấp học, Hà Nội.

5. C.Mác (1960), Tư bản, Quyển I, Tập 2. NXB Sự thật, Hà Nội

6. Các Mác-Ph.Anghen tồn tập (1993), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Phạm Khắc Chương (2009), Bài giảng Khoa học quản lý giáo dục.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu khóa XI, Hà Nội.

11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số: 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 12. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong

điều kiện mới, chương trình khoa học cấp nhà nước, Đề tài KX-07-14, Hà Nội.

13. Vũ Ngọc Hải (2008), Đề cương bài giảng Quản lý Nhà nước về Giáo dục.

14. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Harrold Koontz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

16. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy (1998), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

HĐH đất nước (2001), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Lê Duy Phát (2011), Thực trạng và giải pháp đào tạo, quản lý và sử dụng hợp lý đội ngũ GV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, Quảng Nam.

21. Bùi Việt Phú, Lê Quang Sơn (2013), Xu thế phát triển giáo dục, Nxb GD Việt Nam.

22. guyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT Trung ương 1, Hà Nội.

23. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

24. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục số 38/2005/QH11, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật giáo dục số 44/2009/QH12, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN

Để có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam theo chuẩn nghề nghiệp, xin Thầy/Cơ vui lịng cho biết ý kiến về các thông tin liên quan dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ơ thích hợp trong các câu hỏi sau đây.

Câu 1. Xin Thầy/Cô cho ý kiến về mức độ quan trọng của việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam.

a. Rất quan trọng 

b. Quan trọng 

c. Ít quan trọng 

d. Không quan trọng 

Câu 2. Xin Thầy/Cô đánh giá chung về chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam.

TT Nội dung

Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 2 Năng lực tìm hiểu đối tượng và mơi trường

giáo dục

3 Năng lực dạy học 4 Năng lực giáo dục

5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội 6 Năng lực phát triển nghề nghiệp 7 Trình độ ngoại ngữ

8 Trình độ tin học

Câu 3. Xin Thầy/Cô đánh giá về cơ cấu đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam

TT Nội dung

Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Cơ cấu số lượng giáo viên 2 Cơ cấu theo thành phần dân tộc 3 Cơ cấu về giới (Nam, Nữ)

Câu 4. Ý kiến đánh giá của Thầy/Cô về thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

Tốt Khá Trung bình

Yếu

1 Các đơn vị trường học tham gia vào việc quy hoạch đội ngũ giáo viên

2 Sở GD&ĐT Quảng Nam xây dựng và rà soát quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

3 Quy hoạch đội ngũ giáo viên dựa trên đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên THPT

4 Quy hoạch đội ngũ giáo viên THPT đảm bảo về

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 93 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)