8. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp
Vận dụng lý thuyết quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle (Mỹ 1996) và tiếp cận quan điểm phát triển năng lực ở chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Tác giả luận văn xác định các nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT như sau:
- Quản lý việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp
- Quản lý công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp
- Quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp. - Quản lý kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp. - Quản lý việc xây dựng môi trường, điệu kiện hỗ trợ cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp.
1.4.1. Quản lý việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp nghề nghiệp
Quy hoạch để chủ động chuẩn bị nhân sự, bố trí sử dụng đảm bảo sự kế thừa và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Thực hiện cơng tác quy hoạch giáo viên nhằm tránh tình trạng bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên thiếu quy hoạch, bị động, không đồng bộ và kém hiệu quả. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải đảm bảo 3 khía cạnh:
- Về số lượng: Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, quy định của Bộ GD&ĐT và yêu cầu thực tiễn của địa phương, quan trọng là phải đảm bảo số lượng sao cho tinh giản, gọn nhẹ nhưng có hiệu quả.
- Về cơ cấu: Đảm bảo đội ngũ giáo viên phải đồng bộ về năng lực, trình độ, độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc nhưng cũng cần có những cá nhân nổi trội về năng lực và phẩm chất để làm cốt cán. Cần có người lớn tuổi, trung bình và trẻ tuổi để đảm bảo được tính liên lục và kế thừa. Chuẩn hóa đội ngũ theo quy định của Bộ GD&ĐT về từng chức danh và nâng cao vượt chuẩn.
- Về chất lượng:
Phát triển đội ngũ giáo viên phải đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu đặt ra của địa phương.
Phát triển đội ngũ giáo viên, trước hết phải giúp cho đội ngũ giáo viên phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, khai thác ở mức cao nhất năng lực tiềm năng của đội ngũ, để họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Phát triển đội ngũ phải nhằm hướng giáo viên vào phục vụ những lợi ích của tổ chức, cộng đồng và xã hội, đồng thời phải đảm bảo thoả đáng lợi ích vật chất và tinh thần cho giáo viên.
Phát triển đội ngũ giáo viên phải nhằm đáp ứng mục tiêu trước mắt và mục tiêu phát triển lâu dài của tổ chức, đồng thời phải được thực hiện theo một quy chế, quy định thống nhất trên cơ sở Pháp luật của Nhà nước.
Các yêu cầu của kế hoạch hóa phát triển đội ngũ giáo viên THPT:
- Xác định tầm nhìn, sứ mệnh của cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của công tác phát triển ĐNGV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.
- Xác định các nhiệm vụ và các Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.
- Xác định các nguồn lực cho sự phát triển đội ngũ giáo viên. - Tổ chức thực hiện (phân công, phân nhiệm, các tổ chức, cá nhân).
- Xác định lộ trình thực hiện kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá việc triển khai Kế hoạch.
1.4.2. Quản lý công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp chuẩn nghề nghiệp
Trên cơ sở kế hoạch phát triển đội ngũ, người quản lý cần tuyển dụng giáo viên cho phù hợp với nhu cầu muốn vậy thì phải lập kế hoạch tuyển dụng. Tuyển dụng phải tuân theo các quy định của Nhà nước và của ngành, cần phải xây dựng tiêu chuẩn, quy trình để tuyển dụng; Giáo viên được tuyển dụng phải đảm bảo đạt trình độ chuẩn trở lên, có bản lĩnh chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, cần chú trọng đến kết quả học tập, rèn luyện. Quan tâm tuyển dụng đối với những sinh viên là người của địa phương, người dân tộc thiểu số tại chỗ để ổn định công tác lâu dài và giảng dạy ở những trường có nhiều HS dân tộc thiểu số. Tuân thủ đúng quy trình tuyển dụng để hạn chế những tiêu cực xảy ra ảnh hưởng đến uy tín của ngành và tạo ra dư luận khơng tốt trong nhân dân.
Sử dụng đội ngũ giáo viên thực hiện công việc phân công, phân nhiệm đảm bảo yêu cầu “đúng người”, “đúng việc”, “đúng chỗ” và “đúng lúc” góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong cơng tác này, địi hỏi người quản lý phải thực hiện được vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự, tài chính.
1.4.3. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp chuẩn nghề nghiệp
Nội dung công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp là dựa vào nội dung phát triển đội ngũ GV đã được xác định ở chuẩn nghề nghiệp, đó là:
- Chỉ đạo đổi mới bồi dưỡng nội dung theo các tiêu chuẩn về Phẩm chất nhà giáo; Phát triển môn nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa các trường Trung học phổ thơng với gia đình và xã hội; Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
- Chỉ đạo đổi mới hệ thống hóa bồi dưỡng: Quản lý có hiệu quả công tác bồi dưỡng tại trường; bồi dưỡng thường xuyên của Sở GD&ĐT và tự bồi dưỡng.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của giáo viên, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp bồi dưỡng.
Để nâng cao trình độ mơn, tay nghề cho giáo viên, hằng năm cần cử cán bộ, giáo viên đi bồi dưỡng thường xuyên và tiếp thu những thành tựu mới về khoa học giáo dục. Người hiệu trưởng phải biết phối hợp các lực lượng giáo dục và chịu trách nhiệm trước Đảng bộ, chính quyền địa phương về việc quản lý các trường Trung học phổ thông, từ việc quản lý tài sản, lao động, đến quản lý số lượng, chất lượng giáo dục.
Theo cơ cấu ngành học, người hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục THPT trường mình phụ trách.
Đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết đòi hỏi các cấp quản lý đặc biệt quan tâm. Đối với đội ngũ giáo viên thì việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng này càng cần thiết hơn bao giờ hết bởi các kiến thức, phương pháp dạy học ln biến động địi hỏi người giáo viên phải thường xuyên cập nhật nếu không muốn bị lạc hậu. Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có thể tiến hành với nhiều mục đích khác nhau: Bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định của ngành học; bồi dưỡng để nâng cao trình độ mơn, nâng chuẩn lên trên chuẩn. Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cũng có thể tiến hành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để tạo điều kiện tốt nhất cho người học; Bồi dưỡng theo đề ngắn hạn, tập trung, không tập trung,… Việc bồi dưỡng cho giáo viên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả để sau mỗi khóa học, đợt học, giáo viên thấy được sự trưởng thành của mình, thấy được lợi ích thiết thực của việc bồi dưỡng.
Đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo mục tiêu: Cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao; Góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên THPT có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực môn đảm bảo chất lượng giáo dục THPT. Đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo nguyên tắc: Về vị trí cơng việc, về tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của các trường THPT. Đảm bảo tính tự chủ của các đơn vị trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích giáo viên học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, hiệu quả trong công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
Việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên là điều kiện cần thiết nhất để động viên, khuyến khích giáo viên cống hiến tốt hơn nũa cho công tác giảng dạy. Một chế độ chính sách tốt sẽ là sự động viên kịp thời giáo viên, giúp họ tái tạo sức lao động tốt hơn và ngược lại.
Nội dung đào tạo bồi dưỡng bao gồm: Chính trị, tư tưởng, quan điểm đường lối của Đảng; nắm bắt thời sự, xu thế phát triển của đất nước, thời đại. Đào tạo, bồi dưỡng về môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, kiến thức khoa học, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Qua học tập nâng chuẩn, bồi dưỡng theo chu kỳ có hệ thống, bồi dưỡng qua việc tự học, tự bồi dưỡng. Đối với vùng kinh tế khó khăn các trường Trung học phổ thông cần tổ chức bồi dưỡng tại chỗ mở các đề, tạo điều kiện cho 100% giáo viên được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ sư phạm.
1.4.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THPT theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp chuẩn nghề nghiệp
Kiểm tra, đánh giá là một trong những nội dung của công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá sẽ góp phần tạo động lực cho các thành viên trong đội ngũ giáo viên hăng hái, tích cực cơng tác. Nội dung kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm:
- Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
- Tổ chức triển khai quy trình kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên. - Đánh giá công tác xếp loại đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
- Sử dụng kết quả đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp sau kiểm tra, đánh giá.
1.4.5. Quản lý việc xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ phát triển đội ngũ giáo viên THPT
Để phát triển đội ngũ nói chung và đội ngũ giáo viên THPT nói riêng phải cần có những tác động của công tác quản lý đến điều kiện, môi trường cho đội ngũ.
Các điều kiện, môi trường cần tác động để đội ngũ giáo viên THPT phát triển theo chuẩn nghề nghiệp đó là:
- Trang bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, tài liệu môn, giáo án.
- Xây dựng quan hệ hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh học sinh.
- Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, bầu khơng khí dân chủ. - Đánh giá đúng thành tích của CBGV.
- Có chế độ, chính sách phù hợp với giáo viên