Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 73 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trong các trường trung học phổ

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ

ngũ giáo viên THPT

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của ĐNGV trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Trên cơ sở nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của ĐNGV trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, giáo viên ra sức học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Tuyên truyền về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, địa phương và các trường Trung học phổ thông các huyện

miền núi tỉnh Quảng Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên.Đánh giá đúng vai trò của ĐNGV trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuyên truyền trong ĐNGV các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức của nhà giáo. Phát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục và giữ gìn uy tín để phát triển các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.Xây dựng những tấm gương tốt về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong ĐNGV. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và hội hập quốc tế.

Một là, nắm vững đặc điểm đối tượng tuyên truyền, giáo dục là ĐNGV trong ngành, từ đó có biện pháp tuyên truyền phù hợp, đáp ứng đúng tâm lý của người lao động, tuyên truyền tập trung vào những hoạt động cụ thể, thiết thực đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐNGV mà CĐGD triển khai, tạo sự tin tưởng và đồng thuận trong Ngành. Cụ thể là: Những hoạt động chăm lo cho ĐNGV như tổ chức Tết sum vầy cho giáo viên cắm bản vùng biên giới; khám sức khỏe cho giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; xây nhà công vụ và hỗ trợ, thăm hỏi kịp thời những giáo viên có hồn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo, gặp thiên tai, lũ lụt…; có ý kiến với các cơ quan chức năng khi quyền lợi, danh dự của giáo viên bị xâm phạm… Các hoạt động tơn vinh, tri ân những nhà giáo có thành tích xuất sắc; kịp thời động viên những nhà giáo tâm huyết, sáng tạo, vượt qua khó khăn quyết tâm hồn thành nhiệm vụ năm học; các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến. Qua đó tạo sức lan tỏa, khích lệ các thầy cơ giáo, các em học sinh; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực gây bức xúc trong xã hội. Các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ như tọa đàm trực tuyến “Đồng hành cùng nhà giáo” với các chủ đề về dạy học trực tuyến trong dịp dịch bệnh Covid-19, kỷ luật tích cực, thầy cơ chúng ta đã thay đổi…

Hai là, đổi mới, tranh thủ tối đa sức mạnh truyền thông, chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thơng, báo chí để có tin bài kịp thời về các hoạt động. Chủ động cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác cho báo chí để định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội về các hoạt động của Ngành.

Ba là, bám sát nhiệm vụ chính trị của Ngành xây dựng nội dung tuyên truyền giáo dục cho trúng và đúng, đồng thời nắm bắt tư tưởng của ĐNGV đối với các chủ trương mới triển khai, có ý kiến kịp thời với các cơ quan liên quan khi có các tình huống phát sinh.

Bốn là, làm tốt công tác nắm tình hình, dự báo và chủ động ứng phó với các tình huống phức tạp phát sinh, xây dựng đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền và dư luận xã hội để nắm bắt dư luận ở cơ sở và đảm bảo công tác thông tin hai chiều giữa CĐGD

Việt Nam với cơ sở.

Năm là, công tác tuyên truyền giáo dục được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn và có tác dụng giáo dục tốt; phát huy thế mạnh của các mạng xã hội như Facebook, Zalo…, nhận được sự quan tâm, tương tác của hàng chục nghìn lượt người, tiêu biểu như Tọa đàm “Tư vấn pháp luật cho giáo viên”, Tọa đàm “Hỗ trợ thầy cô giáo dạy học trực tuyến”…

Có thể nói, cơng tác tun truyền của CĐGD Việt Nam ngày càng có chiều sâu đã góp phần xây dựng mơi trường sư phạm lành mạnh, tạo sự đồng thuận trong Ngành và xã hội đối với những chủ trương đổi mới của Ngành; nâng cao nhận thức về trách nhiệm, vai trị của tổ chức cơng đồn trong tình hình mới và định hướng mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền của CĐGD Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, cần có các Biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Đó là: cơng tác tuyên truyền có những lúc vẫn cịn hình thức, thậm chí hành chính hóa cơng tác tuyên truyền (chỉ ban hành văn bản); phương thức tun truyền vẫn cịn tình trạng thơng tin một chiều, thiếu sức thuyết phục, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế; nội dung tuyên truyền còn thiếu sức hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của ĐNGV trong Ngành.

Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đa số tự học, tự đào tạo, làm theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản vì vậy có lúc chưa bắt kịp và đáp ứng được yêu cầu của cơng tác tun truyền trong tình hình mới, đặc biệt là trong điều kiện phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, Internet. Năng lực tổng hợp, dự báo, nắm bắt tình hình tư tưởng, phát hiện, tham mưu giải quyết các vấn đề trong thực tiễn chưa cao; tuyên truyền đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, diễn biến còn thụ động, thiếu sắc bén, tính thuyết phục chưa cao;

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

Tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng uỷ các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam để đảm bảo cho công tác tuyên truyền hoạt động đúng hướng, đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thành lập Ban chỉ đạo tuyên truyền với nhiệm vụ đề xuất các biện pháp đồng thời xây dựng nội dung, chương trình, lập dự thảo kế hoạch cụ thể. Hàng năm tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đi đôi với việc sơ, tổng kết về công tác tuyên truyền.

Lãnh đạo các trường Trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam làm tốt vai trị chính trong việc tham mưu với các cấp uỷ đảng và chính quyền trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THPT

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)