Quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 26 - 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.6.Quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non

1.2. Các khái niệm chính

1.2.6.Quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non

Như tác giả đã đề cập ở trên, quản lý là sự tác động có ý thức, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực cho các hoạt động của tổ chức để đạt tới mục tiêu đã định trong một môi trường luôn thay đổi. Mỗi hệ thống quản lý theo cách tiếp cận chức năng bao gồm 4 nội dung lớn: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch và kiểm tra các hoạt động và việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Mỗi hệ thống quản lý theo cách tiếp 12 cận quá trình bao gồm các nội dung lớn, như: quản lý mục

tiêu, quản lý nội dung, quản lý phương pháp, quản lý hình thức tổ chức, quản lý con người, cơ sở vật chất, kết quả. Trong những điều kiện cần thiết có thể điều chỉnh từng nội dung cho phù hợp. Mỗi nội dung, tuỳ theo tầm quan trọng và cấu trúc của hệ thống quản lý được chia ra ba cấp độ khác nhau: cấp quản lý chiến lược (quản lý cấp cao); cấp quản lý chiến thuật (quản lý bậc trung) và cấp quản lý tác nghiệp (quản lý cơ sở).

Quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non là sự tác động có ý thức, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý đến việc tổ chức quản lý các hoạt động đào tạo nhằm huy động, điều phối và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo trong môi trường luôn thay đổi.

Xuất phát từ khái niệm quản lý và những đặc trưng của vấn đề quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non, tác giả luận văn cho rằng: Quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non ở trường cao đẳng là sự tác động có ý thức, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý đến việc tổ chức các quá trình đào tạo nhằm huy động, điều phối và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo trong môi trường luôn thay đổi. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trình độ cao đẳng, quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non ln phải tìm kiếm, nhìn nhận các thơng tin phản hồi ở tất cả các khâu về quản lý hoạt động đào tạo để kịp thời điều chỉnh từng khâu của q trình đào tạo nhằm khơng ngừng đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non.

Với quan điểm phát triển, yêu cầu quan trọng của công tác quản lý hoạt động đào tạo là cần phải có cái nhìn tổng thể, tiếp cận đặc trưng của phương thức đào tạo theo mơ hình CIPO, thể hiện tính hiện đại, tính mở, bao quát toàn bộ quá trình đào tạo, đảm bảo độ mềm dẻo cao khi thực hiện, đánh giá. Như vậy bản chất của quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non ở trường cao đẳng là những tác động quản lý của chủ thể quản lý đến toàn bộ quá đào tạo nhằm huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện quá trình đào tạo theo hướng cập nhật, làm mới đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục Mầm non và đạt chuẩn đầu ra của chương trình. Quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non bao gồm các hoạt động quản lý: Quản lý công tác tuyển sinh; Quản lý nội dung, chương trình đào tạo; Quản lý quá trình giảng dạy; Quản lý quá trình học tập; Quản lý kiểm tra, đánh giá; Quản lý tốt nghiệp và theo vết người học; Quản lý các điều kiện hỗ trợ đào tạo. Mục tiêu quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non là đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng có tri thức, có đạo đức, có sự linh hoạt, sáng tạo, thích ứng nhanh với thay đổi và

u cầu của việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ... đáp ứng nhu cầu của xã hội và tạo sự hài lòng đối với cha mẹ trẻ do vậy các trường đào tạo ngành Giáo dục Mầm non cần xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, thực hiện chương trình đào tạo linh hoạt và quản lý hoạt động đào tạo có hiệu quả nhằm đáp ứng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 26 - 28)