Quản lý các điều kiện hỗ trợ đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 34 - 36)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non ở trường cao

1.3.8. Quản lý các điều kiện hỗ trợ đào tạo

Các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo có vai trị quan trọng trong q trình đào tạo của trường. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo bao gồm đội nhũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị. Quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về chất lượng: Chuẩn về chất lượng giáo viên được quy định theo ba khía cạnh: chuẩn về chuyên môn, chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và chuẩn về đạo đức nhà giáo.

Luật Giáo dục năm 2019, tại Điều 15, Chương I đã ghi: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trị và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học” [23].

Quản lý ĐNGV, cán bộ, viên chức trường đại học chính là quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức. Cho nên quản lý nguồn nhân lực của trường đại học là tập trung tìm mọi cách tạo thuận lợi cho ĐNGV, cán bộ, viên chức trong trường hoàn thành tốt

các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch của Nhà trường, tăng cường cống hiến của mọi người theo hướng phù hợp phát triển chiến lược của Nhà trường và xã hội. Đội ngũ quản lý là lực lượng đảm bảo cho hoạt động đào tạo được thực hiện. Nếu khơng có đội ngũ này sẽ khơng có sự tổ chức và quản lý đào tạo.

Ở các trường đại học, đội ngũ CBQL đóng vai trị rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà trường. Chính đội ngũ này xác định mục tiêu, sứ mạng và tầm nhìn cho Nhà trường; xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; vạch ra các sách lược, chiến lược cho sự phát triển của Nhà trường; và chịu trách nhiệm về những vấn đề do mình đặt ra. Trong tình hình giáo dục ở nước ta hiện nay, với những đòi hỏi của xã hội ngày càng cao, sự cạnh tranh trong giáo dục ngày càng mạnh mẽ và quy định ngân sách nhà nước ngày càng chặt chẽ, thì việc lựa chọn được những bước đi hợp lý là yếu tố cốt lõi của quản lý đào tạo. Điều này phù thuộc vào năng lực và tầm nhìn của đội ngũ quản lý. Đội ngũ nhân viên (các chuyên viên và nhân viên phục vụ) chịu trách nhiệm thực thi trực tiếp các hoạt động phục vụ đào tạo và kiểm định CLĐT. Các hoạt động này mang tính chuyên nghiệp cao trong đào tạo theo học chế tín chỉ, vì vậy đội ngũ nhân viên ở trường đại học phải là những người được đào tạo, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao trong lĩnh vực mà mình phụ trách, thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề để có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề thường nhật trong công tác quản lý và phục vụ đào tạo. Vì vậy, việc quản lý nguồn nhân lực trên như của trường đại học phải xây dựng ĐNGV của trường có đủ phẩm chất, năng lực, đồng bộ về cơ cấu, có đủ loại hình để đảm bảo giảng dạy đạt chất lượng. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chun mơn, nghiệp vụ thích hợp, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của trường.

Nội dung quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên bao gồm hai nội dung chủ yếu: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, động viên giáo viên trong nhà trường làm tốt nhiệm vụ của mình nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra; Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, ngày càng mạnh về trình độ chun mơn nghiệp vụ, có đủ phẩm chất chính trị và đạo đức để thực hiện nhiệm vụ của mình với hiệu quả ngày càng cao.

Lãnh đạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xem việc xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ then chốt, vì đây là lực lượng quyết định hiệu quả đào tạo.

Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ đắc lực cho công tác GD &ĐT.

Nội dung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu đến đấy. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ: cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo chỉ phát huy được tác dụng tốt trong việc giáo dục và đào tạo

khi được quản lý tốt. Chính vì vậy cho nên đi đơi với việc đầu tư trang bị, điều quan trọng hơn hết là phải chú trọng đến việc quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật trong nhà trường. Vì cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế - giáo dục lại vừa mang tính khoa học-giáo dục, cho nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ theo các yêu cầu chung về quản lý kinh tế và quản lý khoa học. Mặt khác, cần phải tuân thủ theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục.

Có thể nói, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo là một trong những công việc của người cán bộ quản lý, chính là đối tượng quản lý trong nhà trường. Sự khẳng định vai trị quan trọng của cơng tác quản lý hiện nay, trong việc chỉ đạo hoạt động giáo dục và đào tạo, Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT đã cọi việc đổi mới quản lý trường học là một trong những biện pháp cơ bản để nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT.

Thực tế quá trình đào tạo đã chứng minh rằng CSVC, thiết bị dạy học ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc giúp người học và người dạy thuận lợi trong quá trình đào tạo, đồng thời giảm nhẹ sức lao động của người dạy, tăng chất lượng công tác quản lý đào tạo, là điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình đào tạo, thiếu điều kiện này thì q trình đào tạo khơng diễn ra hoặc diễn ra khơng tồn vẹn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)