7. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non ở trường cao
1.3.3. Quản lý nội dung, chương trình đào tạo
Nội dung dạy học ở các trường đại học quy định hệ thống những tri thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành; quy định hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng gắn liền với nghề nghiệp tương lai của sinh viên. Trong quá trình đào tạo ở các trường đại học, nội dung dạy học tạo nên nội dung cơ bản cho hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nó tạo nên nội dung cơ bản cho quá trình đào tạo ở các trường đại học.
Nội dung đào tạo bị chi phối bởi mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo, đồng thời lại phục vụ cho việc thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, quy định việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học Quản lý nội dung và CTĐT hàm ý các trường đại học phải tổ chức xây dựng CTĐT cho các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường mình trên cơ sở nội dung dạy học và chương trình khung do Bộ GD & ĐT ban hành. CTĐT phản ánh mục tiêu đào tạo cụ thể của Nhà trường, đồng thời hướng đến đáp ứng các nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của xã hội. CTĐT phải đảm bảo tính mềm dẻo, được cập nhật thường xuyên. Quản lý CTĐT hướng đến mục tiêu đảm bảo các chương trình được thiết kế và thực hiện trọn vẹn với chất lượng và hiệu quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của từng trường. Khi xây dựng CTĐT phải có sự tham gia của các giảng viên, CBQL, đại diện của các các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định. CTĐT phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của ngành giáo dục.
CTĐT phải được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ phía các nhà tuyển dụng lao
động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển giáo dục của địa phương hoặc cả nước. Trong khn khổ học chế tín chỉ CTĐT phải được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thơng với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác. CTĐT phải được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.
Ngoài ra cần quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đại học Các quyết định, các kế hoạch cần phải được thực hiện để biến nó thành hiện thực, như Lênin đã chỉ ra rằng “Sau khi đã vạch ra được chính sách đúng, đường lối đúng rồi, thì sự thành cơng tùy thuộc trước hết vào việc tổ chức”. Cho nên, quản lý việc tổ chức thực hiện trước hết và chủ yếu là quản lý việc xây dựng cho được cơ cấu tố chức, tức là: xác định các bộ phận cần có hay liên quan; thiết lập mối quan hệ ngang và dọc của các bộ phận này; phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trên đảm bảo tương tác với nhau hoàn thành thực hiện kế hoạch đào tạo.
Mặt khác, quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch phải xác định cơ chế quản lý nhằm bảo đảm hoạt động có hiệu quả, như: chính sách là những điều khoản hay những qui định của nhà nước định hướng suy nghĩ và hành động của người quản lý; thủ tục chính là các hướng dẫn về hành động, vạch ra những chi tiết, theo thứ tự thời gian, các biện pháp chính xác để tiến hành hoạt động; phương hướng hoạt động; các quan hệ quản lý; các nguyên tắc quản lý; xây dựng qui chế hoạt động; và các quyết định quan trọng được ghi thành văn bản phổ biến rộng rãi và kịp thời thực hiện kế hoạch. Khi quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo thì cần có bộ phận, hay chuyên viên theo dõi riêng, thường xuyên đôn đốc và báo cáo lãnh đạo về tình hình triển khai kế hoạch khóa học, năm học, học kỳ. Định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện các kế hoạch trên, nếu phát hiện sai sót, chậm tiến độ phải có giải pháp, phương án điều chỉnh, bổ sung phù hợp.