Tăng cường quản lý các điều kiện hỗ trợ quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 80 - 82)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non tại trường

3.2.7. Tăng cường quản lý các điều kiện hỗ trợ quá trình đào tạo

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhà quản lý phải thực hiện quản lý các điều kiện hỗ trợ quá trình đào tạo. Các điều kiện hỗ trợ được nói đến bao gồm đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy. Đây được coi là điều kiện thiết yếu để thực hiện quá trình dạy học trong nhà trường.

Đội ngũ giáo viên và CBQL là lực lượng nòng cốt giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, hiệu quả đào tạo và sự phát triển của nhà trường. Do đó xây dựng đội ngũ giáo viên và CBQL theo hướng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và đổi mới công tác quản lý, hoạt động giảng dạy là biện pháp hết sức cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo nhà trường.

CSVC và TTB dạy học là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập, chuyển tải nội dung và hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy và học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đầu tư bổ sung nâng cấp cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

b. Nội dung biện pháp.

Thứ nhất: tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Thứ hai: Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực sư phạm, bồi dưỡng tác phong, tư tưởng, đạo đức.

Thứ ba: hoàn thiện bộ máy quản lý ở cấp phịng, khoa, tổ bộ mơn và cấp trường. Thứ tư: sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các chương trình mục tiêu, dự án về giáo dục và đào tạo. Huy động các nguồn lực để xây dựng cơ chế phối hợp tạo điều kiện chuyển giao và khai thác các thiết bị được tài trợ của các đơn vị khác nhằm phát huy khả năng sử dụng của thiết bị và ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong dạy học, nhà trường cần tập trung huy động nhiều nguồn tài chính để mở rộng diện tích chuẩn hóa phịng học lý thuyết và chỉnh sửa, xây dựng các phòng học thực hành đạt chuẩn.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp.

Nhà trường cần thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ giảng viên, CBQL của nhà trường. Tăng cường ứng dụng công nghệ thơng

tin trong giảng dạy, ứng dụng các hình thức tiên tiến vào công tác bồi dưỡng giảng viên, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng theo hướng nghiên cứu và nâng cao trình độ ngoại ngữ; bồi dưỡng cho giảng viên chủ động tham gia các hình thức đào tạo tiên tiến, đào tạo trực tuyến, để vừa nâng cao trình độ, vừa tiếp cận các mơ hình dạy học mới, qua đó giúp họ bổ sung kiến thức, đa dạng hóa các hình thức giảng dạy.

Cần chú trọng phát triển năng lực giảng dạy, năng lực xây dựng chương trình giảng dạy ở cấp độ môn học; năng lực truyền tải nội dung và đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của người học. Nâng cao năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợp với chuyên môn của bản thân như: giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, mơ phỏng, dự án... Rèn luyện các năng lực truyền đạt; năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định; năng lực quản lý xung đột và đàm phán; năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân; năng lực sử dụng các thiết bị, phương tiện hiện đại trong giảng dạy (quản lý tài nguyên, dữ liệu trên internet, sử dụng thành thạo các phương tiện cơng nghệ mới phục vụ q trình dạy học...).

Thực hiện tốt cơng tác luân chuyển, bổ nhiệm mới CBQL đảm bảo tiêu chuẩn, có khả năng tổ chức, quản lý để duy trì các hoạt động chuyên môn một cách thường xuyên và hiệu quả hơn. Thực hiện phân cấp, phân quyền, trách nhiệm trong công tác quản lý đào tạo cho các Phịng, Khoa, Tổ Bộ mơn một cách rõ ràng, đầy đủ trên cơ sở đảm bảo sự tập trung dân chủ, nhằm phát huy trách nhiệm, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trên cương vị quản lý, chức trách được giao.

Đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch tuyển giảng viên mầm non đúng theo chuyên ngành đào tạo để tạo điều kiện pháp lý tiếp tục công tác tuyển sinh và đào tạo ngành GDMN, góp phần đắc lực vào việc đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đóng góp cho sự phát triển giáo dục của tỉnh nhà.

Phịng Hành chính quản trị cần tham mưu với lãnh đạo nhà trường để xây dựng quy chế, quy định sử dụng có hiệu quả CSVC – TTB của nhà trường nhằm nâng cao ý thức tự bảo quản, giữ gìn tài sản cơng.

Phịng Hành chính – Quản trị cần phối hợp với các phịng ban, khoa, tổ bộ mơn để xây dựng nội quy, quy chế sử dụng phòng học, sử dung trang thiết bị phục vụ học tập đối với học sinh, sinh viên. Căn cứ tình hình thực tế, nhà trường cần có kế hoạch đầu tư mua sắm mới, theo dõi và phân cơng bộ phận Hành chính quản trị quản lý tài sản. Ngồi ra phải có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị định kỳ, thường xuyên để tránh CSVC và TTB hư hỏng.

Để phục vụ tốt nhu cầu tìm hiểu thơng tin của giảng viên và học sinh, sinh viên, phịng Hành chính cần phối hợp bộ phận Quản trị mạng có kế hoạch sửa chữa, tu bổ

và nâng cấp chất lượng đường truyền các mạng không dây. Nâng cao chất lượng đường truyền Internet và hệ thống wifi cơng cộng trong các dãy phịng học, các dãy phòng làm việc, văn phịng các khoa, các tổ bộ mơn và phịng ban trực thuộc, đảm bảo truy cập thông tin được thường xun, khơng gián đoạn và có tốc độ mạnh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)