7. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non tại trường
3.2.2. Chỉ đạo việcthực hiện xây dựng nội dung, chương trình đào tạo
a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Nội dung chất lượng đào tạo có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định chất lượng quá trình đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo càng cụ thể, rõ ràng, càng gắn với nhu cầu thực tế của xã hội bao nhiêu thì hiệu quả cơng tác đào tạo càng thành công bấy nhiêu. Do đó, cần quán triệt việc chỉ đạo thực hiện xây nội dung, chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng cuả quá trình đào tạo.
b. Nội dung biện pháp
Thứ nhất: CBQL nhà trường cần đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hố các loại hình đào tạo như: đào tạo tập trung, bán tập trung, đào tạo chính qui, vừa làm vừa học, đào tạo dài hạn, ngắn hạn.
Thứ hai:chỉ đạo xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường, phát triển tư duy sáng tạo của học viên; quản lý chất lượng tổng thể bao gồm: Quản lý các điều kiện đầu vào, quản lý quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra phù hợp với khung trình độ người học; triển khai các giải pháp nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Công bố các điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp, các sản phẩm khoa học công nghệ của trường.
Thứ ba: xây dựng chương trình đào tạo cần gắn liền với khung chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với điều kiện thực tế về ngành nghề tại địa phương.
Thứ tư: Xây dựng nội dung giảng dạy theo hướng tăng thực hành, giảm lý thu- yết.
c. Tổ chức thực hiện biện pháp
Tiến hành xây dựng, ban hành kịp thời các văn bản liên quan nhằm tăng cường chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và học sinh - sinh viên toàn trường.
Triển khai kịp thời các biện pháp nghiệp vụ: lập kế hoạch năm học, kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu; duyệt phân cơng chun mơn kịp thời, khách quan.
Phịng Đào tạo tiến hành xây dựng chương trình đào tạo theo hướng giảm tải lý thuyết, tăng tính thực hành, tăng nội dung thảo luận trong chương trình đào tạo. Đặc biệt nên tăng cường bài tập giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế để người học vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống cụ thể, tránh bỡ ngỡ khi va chạm thực tế.
Tăng cường công tác quản lý việc dạy và học, xây dựng "Thương hiệu". Tập trung đầu tư các yếu tố bảo đảm cho chất lượng đào tạo như: Xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp đào tạo theo hướng nâng cao năng lực thực hành cho người học, đáp ứng chuẩn “Đầu ra”. Nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo nhằm mục đích đảm bảo nội dung đào tạo trong nhà trường gắn liền với yêu cầu thực tế ngoài xã hội. Nội dung chương trình đào tạo đảm bảo giảm lý thuyết, tăng thực hành để đáp ứng yêu cầu đào tạo ngành Giáo dục mầm non. Nội dung chương trình đào tạo phù hợp góp phần đưa cơng tác đào tạo của nhà trường phát triển trong xu thế chung của xã hội.