Kiểm tra quá trình giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 71 - 73)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non tại trường

3.2.3. Kiểm tra quá trình giảng dạy của giảng viên

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Q trình giảng dạy của giảng viên có vai trị quan trọng trong suốt q trình đào tạo. Giảng viên là người trực tiếp truyền tải kiến thức, đánh giá đúng khả năng của người học. Việc kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở quá trình giảng dạy của giảng viên góp phần khơng nhỏ vào thành cơng của q trình đào tạo.

b. Nội dung biện pháp

Thứ nhất: Quản lý mục tiêu, chương trình giảng dạy của giảng viên Thứ hai: Quản lý kế hoạch giảng dạy của giảng viên

Thứ ba: Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các trưởng khoa, trưởng bộ môn thực hiện quản lý, phân phối chương trình và học phần dạy cho giảng viên phù hợp, đảm bảo tính pháp lý, tính chính xác trong việc thực hiện nội dung và chương trình dạy học.

Ban lãnh đạo nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch năm học cho từng năm học cụ thể. Trên cơ sở đó, các trưởng khoa, trưởng bộ môn tiến hành xây dựng kế hoạch giảng dạy cho khoa và tổ chuyên môn một cách phù hợp, đảm bảo tính khoa học và hợp lý. Khi kế hoạch được phê duyệt, lãnh đạo nhà trường, phòng thanh tra, trưởng các khoa đào tạo cần thực hiện việc kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ nhằm đánh giá và nắm được tình hình giảng dạy của giảng viên.

Tiến hành phân công giảng dạy cho giảng viên theo đúng chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo. Cá nhân và đơn vị liên quan cần có kế hoạch quản lý tốt giờ lên lớp của giảng viên.

Định kỳ tổ chức sinh hoạt tổ chun mơn để nắm được q trình giảng dạy của giảng viên, thơng qua đó, các đơn vị và cá nhân liên quan kịp thời nắm bắt được những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, giúp giảng viên yên tâm trong công tác giảng dạy. Ban chấp hành cơng đồn nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến quyền lợi và đời sống của giảng viên, kịp thời động viên thăm hỏi khi giảng viên, cán bộ nhân viên gặp khó khăn trong cuộc sống.

Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn quán triệt về các năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh, sinh viên ngành GDMN để lãnh đạo các khoa, tổ chuyên môn, giảng viên của nhà trường nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của các tiêu chí này trong hoạt động dạy học tại nhà trường, hướng tới phát triển đúng năng lực chung và năng lực chuyên môn cho sinh viên.

Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn của trường tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; Phương pháp dạy học, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực người học.

Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn cải tiến phương pháp dạy học theo chương trình giáo phổ thơng mới. Vấn đề này địi hỏi GV phải nắm rõ yêu cầu, nội dung, cách thức thực hiện các nội dung kiến thức đảm bảo phát huy khả năng của mỗi SV; Khi

tiến hành cải tiến nghĩa là phương pháp cũ khơng cịn phù hợp với thực tiễn xã hội học tập và cần dựa trên nền tảng phương pháp đó có cách thực hiện mới phù hợp hơn với thực trạng dựa trên những thuận lợi, điều kiện thực hiện tại cơ sở giáo dục; SV được hướng dẫn học tập theo phương pháp dạy học thường xuyên, GV theo dõi quá trình SV thực hiện để có biện pháp điều chỉnh tương ứng; xác định những ưu điểm của từng phương pháp từ đó khắc phục nhược điểm của phương pháp kia, vì vậy trong cơng tác tổ chức hoạt động học tập cần sử dụng từ hai phương pháp trở lên để đảm bảo tính hiệu quả cao hơn. Cụ thể, cải tiến phương pháp dạy học bằng cách GV thường xuyên cập nhật tình hình ứng dụng phương pháp dạy học mới qua nhiều kênh thông tin như mạng internet, nghiên cứu khoa học, dự án về đổi mới phương pháp dạy học; Tổ chức hoạt động họp chuyên môn giữa các GV trao đổi kinh nghiệm, xác định mục tiêu cần đạt tương ứng với phương pháp mới; Mời chuyên gia về nghiên cứu giáo dục phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương pháp dạy học linh hoạt; SV được phổ biến thông tin, cách thức thực hiện phương pháp học tập tương ứng, tiến hành tổ chức thực nghiệm, có đánh giá rút kinh nghiệm khi xây dựng giáo án dạy học cho học sinh mầm non trong tương lai; Có chính sách khuyến khích, tuyên dương, động viên giảng viên, sinh viên có thành tích tốt trong cơng tác ứng dụng phương pháp dạy học linh hoạt đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)