Quản lý mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 29 - 30)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non ở trường cao

1.3.2. Quản lý mục tiêu đào tạo

“Mục tiêu là đích đặt ra cần phải đặt tới đối với một công tác, nhiệm vụ” [19]. Mục tiêu đào tạo (Outcome) - gồm Kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skill), thái độ (Attitude), thói quen làm việc (Workhabit)); Chuẩn trình độ kỹ thuật nghề (Qualifica- tion Standard); Các khối kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên môn và thực hành - được thể hiện bằng các môn học hoặc các mô đun đào tạo với thời lượng tương ứng; Trình tự thực hiện và đánh giá kết quả trong khóa đào tạo.

Quản lý mục tiêu đào tạo nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo được xây dựng hợp lý và được thực hiện trọn vẹn. Quản lý mục tiêu đào tạo bắt đầu từ việc xây dựng sứ mạng và tầm nhìn của Nhà trường. Sứ mạng và tầm nhìn được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung của đào tạo đại học, nhưng phải phản ánh một cách cô đọng, đầy đủ và có sức thuyết phục mục tiêu cụ thể của Nhà trường. Như luật giáo dục năm 2019 về giáo dục đại học có nêu “Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [23, tr.5]. Mục tiêu cụ thể của Nhà trường lại phải gắn chặt với chuẩn giảng viên các cấp, bậc học, đồng thời phải có tính khả thi, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Nhà trường. Việc xây dựng mục tiêu đào tạo cũng phải đảm

bảo tính mềm dẻo, cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi ngành chun mơn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết.

Mỗi trường đại học, cao đẳng có mục tiêu đào tạo và sứ mệnh khác nhau. Trên cơ sở mục tiêu đào tạo cụ thể, trường đại học triển khai xây dựng các nhiệm vụ đào tạo. Ngoài những nhiệm vụ đào tạo đại học chung như hình thành thế giới quan khoa học, lý tưởng, ước mơ, hoài bão nghề nghiệp và những phẩm chất đạo đức, tác phong của người cán bộ khoa học, trường đại học còn phải xây dựng các yêu cầu riêng về hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực nghề nghiệp gắn với sự nghiệp tương lai của sinh viên. Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo phải được thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện. Phải xây dựng kế hoạch định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu với kết quả đạt được để đánh giá một cách toàn diện hoạt động đào tạo, tìm ra mặt mạnh, mặt yếu, có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)