Khái quát quá trình nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 43 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát quá trình nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh, sinh viên của nhà trường về hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non, đồng thời đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai hiện nay.

Dựa trên kết quả khảo sát, xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên của nhà trường về quản lý chất lượng đào tạo ngành giáo dục mầm non.

Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường. Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn:

- Phỏng vấn 10 CBQL, 25 giáo viên giảng dạy và 100 sinh viên năm thứ 3 năm học 2019-2020 của trường CĐSP Gia Lai để tìm hiểu thêm những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non và những ý kiến đề xuất của họ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non của trường CĐSP Gia Lai.

Phương pháp điều tra bằng an két:

Xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra bằng hai bước:

- Bước 1: Khảo sát thử trên một nhóm mẫu gồm 60 CBQL, giáo viên và sinh viên, xin ý kiến chun gia, hồn thiện và chính xác hóa mẫu điều tra.

- Bước 2: Hồn thiện phiếu điều tra và tiến hành khảo sát nhận thức của CBQL, giáo viên và sinh viên về thực trạng đào tạo ngành Giáo dục mầm non và quản lý đào tạo ngành Giáo dục mầm non ở trường CĐSP Gia Lai gồm vai trò, tầm quan trọng của đào tạo ngành Giáo dục mầm non; mức độ thực hiện các khâu tổ chức, các nội dung

      n i i n i i i n n a X 1 1

quản lý đào tạo ngành Giáo dục mầm non và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo ngành Giáo dục mầm non.

Các phương pháp hỗ trợ:

- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động quản lý đào tạo ngành Giáo dục mầm non của CBQL và giảng viên tại trường CĐSP Gia Lai. Biên bản quan sát gồm hai hình thức: biên bản ghi tồn văn và biên bản ghi theo mẫu.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động: Nghiên cứu các tài liệu văn bản về quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non như: các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, kế hoạch, các báo cáo, các biểu mẫu hướng dẫn…

- Phương pháp toán học và phần mềm Excel: + Phương pháp tính tỷ lệ %.

+ Phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc:

Quy ước cho điểm: Cho điểm 0, 1, 2, 3, lần lượt với các mức đánh giá theo yêu cầu.

Cơng thức tính điểm trung bình:

Trong đó: Xlà điểm trung bình hoặc trung bình chung ai là điểm quy ước của nội dung đánh giá i ni là số khách thể lựa chọn nội dung đánh giá i n là tổng số khách thể điều tra

Quy ước như sau: 1.5 là trung vị của thang điểm. 0 ≤ X < 1.5: Yếu 1.5 ≤ X < 2: Trung bình 2 ≤ X < 2.5: Khá 2.5 ≤ X≤ 3: Tốt 0 ≤ X < 1.5: Khơng quan trọng 1.5 ≤ X < 2: Ít quan trọng 2 ≤ X < 2.5: Quan trọng 2.5 ≤ X< 3: Rất quan trọng 2.1.4. Khách thể và địa bàn khảo sát Khách thể khảo sát thực trạng

Khách thể khảo sát thực trạng gồm 210 CBQL, giáo viên và sinh viên. Trong đó CBQL: 25 người (Sở GD&ĐT: 02 người; trường CĐSP Gia Lai: 03 người; Phòng Đào tạo trường CĐSP Gia Lai: 05 người; các khoa, phòng ban trường CĐSP Gia Lai: 10 người) ; giảng viên: 35 người; sinh viên: 150 người.

Địa bàn khảo sát

- Trường CĐSP Gia Lai.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)