Quản lý hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 32 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non ở trường cao

1.3.5. Quản lý hoạt động giảng dạy

Hoạt động giảng dạy là hoạt động của thầy, cô giáo truyền thụ kiến thức, lí thuyết và kĩ năng thực hành cho học sinh. Nội dung và phương pháp giáo dục tuỳ thuộc vào mục đích giáo dục, trình độ phát triển kinh tế và văn hố của xã hội, đặc điểm nhận thức và tâm lí lứa tuổi, khả năng và điều kiện thực tế của nhà trường”[32]. Hoạt động giảng dạy là sự điều khiển quá trình người học chiếm lĩnh tri thức và hình thành nhân cách thông qua các phương pháp truyền đạt của giáo viên. Hoạt động dạy không chỉ hướng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp đúng đắn ở người học mà cịn góp phần phát triển tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập của người học.

Dạy học là con đường đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con đường, các hoạt động khác trong quá trình giáo dục để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra. Dạy học là một quá trình truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức, kinh nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho người học nhằm hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng. Dạy học bao hàm trong nó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, trong đó sự dạy khơng chỉ là sự giảng dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sự học. Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học.

Quản lý hoạt động dạy học là tác động hướng đích của CBQL đến hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Hoạt động dạy học đại học là một quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của SV dưới sự chỉ đạo của người cán bộ giảng dạy là một quá trình hai mặt (dạy và học) nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học, đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học ở đại học. Quản lý hoạt động dạy học đại học là hệ thống những tác động có tổ chức, hướng đích của CBQL đến hoạt động dạy học đại

học do giảng viên, sinh viên thực hiện cùng với sự hỗ trợ của các lực lương khác trong và ngoài nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đào tạo.

Quản lý hoạt động giảng dạy được thực hiện thông giảng viên, trưởng khoa, bộ môn, trưởng các đơn vị và hiệu trưởng. “Giảng viên quyết định thực hiện các công việc và chịu trách nhiệm giải trình về kết quả thực hiện công việc, thực hiện hoạt động giảng dạy, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên[31].

Trưởng khoa, trưởng bộ môn quyết định và chịu trách nhiệm phân công giảng viên giảng dạy đúng chuyên ngành, đúng môn học, hướng dẫn sinh viên thực tập nghề nghiệp, thực hiện nghiên cứu khoa học, tổ chức dự giờ giảng viên, khuyến khích giảng viên sử dụng phương pháp mới trong giảng dạy”[12,tr.85]. “Trưởng phòng Đào tạo chịu trách nhiệm xếp lịch dạy, đảm bảo sắp xếp chương trình dạy đúng tiến độ, lưu trữ hồ sơ dạy học của giảng viên, tổng hợp và lưu trữ đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo trình tự các mơn học trong chương trình đào tạo” [26, tr.126]. “Trưởng phịng Khảo thí – kiểm định chất lượng tổ chức cho giảng viên xây dựng ngân hàng đề thi, tổ chức đánh giá kết quả học tập của sinh viên, chịu trách nhiệm thiết lập kênh phản hồi hoạt động giảng dạy” [26]. Trưởng phòng Thanh tra quyết định và chịu trách nhiệm giám sát thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên” [26].

“Hiệu trưởng ban hành quy định hoạt động giảng dạy làm biên độ giới hạn cho các thành phần liên quan xác định phạm vi tự chủ trong hoạt động giảng dạy, quy định phân cấp về thẩm quyền ra quyết định và trách nhiệm trong hoạt động giảng dạy, quy định tiêu chí khen thưởng hoạt động giảng dạy của giảng viên” [31].

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 32 - 33)