Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 37 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1.Yếu tố khách quan

1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động đào tạo

1.4.1.Yếu tố khách quan

Xu thế tồn cầu hóa là hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Về bản chất, đây là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới và sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. Sự phát triển và tác động to lớn của các cơng ty xun quốc gia (có khảng 500 cơng ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại tồn cầu). Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đồn lớn, nhất là các cơng ty khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (IMF, WB, WTO, EU, ASEAN, APEC, ASEM…). Các tổ chức này có vai trị ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.

Ở Việt Nam, toàn cầu hóa được biểu hiện thơng qua các đặc điểm sau:

Thứ nhất: sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. Việt Nam ra nhập WTO năm 2006 và sau gần 15 năm Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt trội, kinh tế chuyển mình mạnh mẽ.

Thứ hai: khi gia nhập WTO, Việt Nam là một nước có thu nhập thấp, năm 2016 khi tham gia AEC và các FTA mới, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình (thấp), là một trong 32 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng đứng hàng đầu thế giới, là nước thu hút FDI ổn định nhất trong ASEAN.

Thứ ba: nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm “điểm đến”, như: Microsoft, Samsung, LG, Canon, , Toyota, Honda…

Thứ tư: sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Việt Nam đã thu hút sự đầu tư của rất nhiều các tập đồn, cơng ty xuyên quốc gia như trong ngành cơng nghiệp khai thác dầu khí sẽ có Shell (Anh – Hà Lan), Mobil Oil (Mỹ), To- tal (Pháp),…; trong lĩnh vực bưu chính có Nokia (Phần Lan), Samsung (Hàn Quốc),…;

Ngồi ra cịn các lĩnh vực điện tử, may mặc, công nghệ ô tô,… đem lại nhiều công việc cho người lao động. Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã liên tục rót vốn đầu tư ra nước ngoài với hơn 30 quốc gia và hàng tỷ USD. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và kết nối với ngân hàng nước ngồi thơng qua mạng viễn thông điện tử. Bên cạnh các ngân hàng trong nước, Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam như: HSBC; ANZ Việt Nam (ANZ Bank); Standard Chartered; Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam,…

Toàn cầu hố là kết quả của q trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, là xu thế khách quan, một thực tế khơng thể đảo ngược, nó vừa có mặt tích cực lại vừa có mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển. Do đó địi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực đổi mới về chiến lược và sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Bên cạnh đó, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ và những đổi mới về tổ chức, quản lý sản xuất - dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực KT-XH cũng đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chất lượng đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng, đặc biệt là chất lượng giáo dục và đào tạo trong các trường Đại học và Cao đẳng.

Nhận thức về đào tạo nghề nghiệp của xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt, xã hội đã quý trọng năng lực nghề nghiệp để có khả năng và cơ hội tìm kiếm việc làm dể dàng hơn.

Yêu cầu mới đối với công tác quản lý đào tạo nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đó là tăng nhanh tỷ trọng phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, do vậy trong tình hình mới mỗi nhà trường đều phải tự đánh giá chất lượng quá trình đào tạo để từ đó có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp nhằm làm cho kỹ năng nghề nghiệp, khả năng chuyên môn ngang tầm với quốc tế và khu vực đó là nhanh chóng đưa Việt Nam nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng sớm hoà nhập, tiếp cận với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 37 - 38)