7. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non ở trường cao
1.3.1. Quản lý công tác tuyển sinh
“Tuyển sinh là phát hiện, tuyển chọn người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định” [32] được vào nhập học ở các trường đại học, cao đẳng, đây là khâu tuyển chọn đầu vào cho quá trình đào tạo. Chất lượng đào tạo của nhà trường phụ thuộc một phần khơng nhỏ vào chất lượng q trình tuyển sinh. Tuyển sinh của từng trường phụ thuộc vào tiêu chí riêng của các trường cụ thể. Các hoạt động tuyển sinh gồm nhiều khâu, quá trình và giai đoạn. Do đó, q trình tuyển sinh địi hỏi phải có sự tham gia của nhiều nguồn lực trong nhà trường. Đối với những trường đặt ra yêu cầu về thể lực, ngoại hình, phẩm chất, năng khiếu thì phải tiến hành tổ chức tuyển sinh vịng sơ tuyển. Điều đó đặt ra cho cơng tác quản lý phải tổ chức theo kế hoạch thống nhất và cụ thể.
Ở nước ta hiện nay, đa số các trường chỉ quản lý tuyển sinh qua kỳ thi chung cấp quốc gia, và các trường đại học căn cứ số lượng người dự thi, điểm sàn, yêu cầu
ngành học để tuyển chọn theo chỉ tiêu đã cơng bố. Vì vậy, việc quản lý tuyển sinh chủ yếu tập trung vào những cơng tác như: tính tốn chỉ tiêu từng ngành đào tạo cần tuyển, quảng bá tuyển sinh, tổ chức thi và xử lý kết quả. Công tác tuyển sinh trong trường là khâu cơ bản đầu tiên của quá trình đào tạo.
Quy trình cơng tác tuyển sinh bao gồm: đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh; thành lập Hội đồng tuyển sinh; hoạt động thanh tra; nhận hồ sơ đăng ký dự thi; lệ phí đăng ký dự thi; nhận giấy báo thi; môn thi - thời gian thi; chuẩn bị địa điểm thi; tập huấn về qui chế tuyển sinh cho các thành viên Hội đồng và các Ban; tổ chức làm đề thi (nội dung đề thi, quy trình ra đề thi, quy trình bảomật đề thi) đến cơng tác tổ chức kỳ thi; công tác chấm thi; chấm phúc khảo; xác định điểm tuyển chọn, báo điểm cho thí sinh và triệu tập thí sinh đến trường; cuối cùng là chế độ báo cáo và lưu trữ.
Mục đích cơng tác tuyển sinh là nhằm lựa chọn được học viên có đầy đủ năng khiếu cho từng chun ngành. Muốn đạt mục đích đó phải cơng khai rộng rãi đến các đối tượng tuyển sinh, các tiêu chuẩn tuyển sinh, nội dung chương trình, kế hoạch học tập để người học chọn ngành học phù hợp với khả năng bản thân và yêu cầu cơng việc. Tóm lại, trong công tác quản lý tuyển sinh phải công khai, khách quan, chính xác.