Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý, tính khả thi của các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 84 - 103)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm về mặt nhận thức tính hợp lý và khả thi của các biện pháp

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý, tính khả thi của các biện pháp quản lý

hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai

Bảng 3.1. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai

STT Các biện pháp Ký hiệu

1.

Tổ chức lập kế hoạch tuyển sinh hằng năm và thực hiện công tác

tuyển sinh một cách có hiệu quả. BP 1

2. Chỉ đạo việc thực hiện xây dựng nội dung, chương trình đào tạo. BP 2

3. Kiểm tra, đơn đốc, nhắc nhở q trình giảng dạy của giảng viên. BP 3

4.

Thường xuyên quản lý công tác học tập và nghiên cứu của sinh

viên BP 4

5. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo BP 5

6. Quản lý sinh viên tốt nghiệp và theo vết người học BP 6

7. Tăng cường quản lý các điều kiện hỗ trợ quá trình đào tạo. BP7 Để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm các biện pháp trong luận văn bằng cách phát phiếu khảo nghiệm đến cán bộ quản lý và giáo viên của trường và cho kết quả cụ thể.

Qua khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên trong trường, chúng tôi thu được kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non tại trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai. Các phiếu khảo nghiệm chúng tơi thu về đều có kết quả đánh giá ở mức tốt, các biện pháp chúng tôi đưa ra đều được các cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá rất cao ở tính hợp lý và tính khả thi. Kết quả của q trình khảo nghiệm của chúng tơi được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 3.2. Khảo nghiệm mức độ tính hợp lý của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai (n=60)

TT Các biện pháp Tính hợp lý Rất hợp lý Hợp lý Ít hợp lý Khơng hợp lý Điểm TB 1 BP1 55 5 0 0 2.92 2 BP2 56 4 0 0 2.93 3 BP3 53 7 0 0 2.88 4 BP4 52 8 0 0 2.87 5 BP5 50 9 1 0 2.82 6 BP6 49 10 1 0 2.80 7 BP7 45 14 1 0 2.73 Ghi chú :

BP1: Tổ chức lập kế hoạch tuyển sinh hằng năm và thực hiện công tác tuyển sinh

BP2: Chỉ đạo việc thực hiện xây dựng nội dung, chương trình đào tạo. BP3: Kiểm tra quá trình giảng dạy của giảng viên.

BP4: Quản lý cơng tác học tập và nghiên cứu của sinh viên BP5: Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo BP6: Quản lý sinh viên tốt nghiệp và theo vết người học

BP7: Quản lý các điều kiện hỗ trợ quá trình đào tạo.

Theo số liệu khảo sát, các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non của trường CĐSP Gia Lai được CBQL và giáo viên đánh giá về mức độ giữa tính hợp lý rất cao.

- Về tính hợp lý:

Các biện pháp chúng tơi đề xuất đều được đánh giá là rất hợp lý. Trong đó, mức độ rất hợp lý ở biện pháp 1,2, 3, 4 được các đối tượng khảo nghiệm đánh giá cao hơn các biện pháp 5, 6 và 7. Biện pháp 2 được đánh giá cao nhất trong tất cả các biện pháp (ĐTB = 2.93, số thứ tự 1). Biện pháp 1 cũng được đánh giá ở mức độ rất hợp lý (ĐTB = 2.92, số thứ tự 2). Các biện pháp khác lần lượt cũng được đánh giá hợp lý với số điểm ở mức tốt. Mức độ hợp lý của việc đổi mới và hồn thiện các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo trường CĐSP Gia Lai được đánh giá khá đồng đều, thể hiện ở chỗ các biện pháp đều có điểm trung bình 2.73 ≤ X ≤ 2.93. Điều này cho thấy để quản lí thành công hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non phải tiến hành đồng bộ tất cả các biện pháp quản lý trên.

Bảng 3.3. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai (n=60)

TT Các biện pháp

Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi Điểm trung bình 1 BP1 56 4 0 0 2.93 2 BP2 55 5 0 0 2.92 3 BP3 54 6 0 0 2.90 4 BP4 50 10 0 0 2.83 5 BP5 51 9 0 0 2.85 6 BP6 48 10 2 0 2.77 7 BP7 46 11 3 0 2.72 Ghi chú:

BP1: Tổ chức lập kế hoạch tuyển sinh hằng năm và thực hiện công tác tuyển sinh

BP2: Chỉ đạo việc thực hiện xây dựng nội dung, chương trình đào tạo. BP3: Kiểm tra quá trình giảng dạy của giảng viên.

BP4: Quản lý công tác học tập và nghiên cứu của sinh viên BP5: Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo BP6: Quản lý sinh viên tốt nghiệp và theo vết người học

BP7: Quản lý các điều kiện hỗ trợ quá trình đào tạo.

Theo số liệu khảo sát, các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non của trường CĐSP Gia Lai được CBQL và giáo viên đánh giá về tính khả thi rất cao.

- Về tính khả thi:

Các đối tượng khảo nghiệm đã đánh giá rất cao về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động quản lý đào tạo ngành Giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai, thể hiện ở điểm trung bình 2.72 ≤ X ≤ 2.93. Điều đó chứng tỏ các nghiệm thể rất quan tâm tin tưởng các biện pháp quản lý. Các biện pháp 1, 2, 3, 5 mức độ khả thi cao hơn biện pháp 4, 6 và 7.

Có thể minh họa sự so sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp qua biểu đồ 3.1:

Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Từ bảng 3.1, bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy rằng các biện pháp đề xuất đều được đánh giá đạt mức độ hợp lý và khả thi. Trong đó các biện pháp: Tổ chức lập kế hoạch tuyển sinh hằng năm và thực hiện cơng tác tuyển sinh một cách có hiệu quả; Chỉ đạo việc thực hiện xây dựng nội dung, chương trình đào tạo; Kiểm tra, đơn đốc, nhắc nhở quá trình giảng dạy của giảng viên; Thường xuyên quản lý công tác học tập và nghiên cứu của sinh viên được coi là hợp lý trong giai đoạn hiện nay.

2,92 2,93 2,88 2,87 2,82 2,8 2,73 2,93 2,92 2,9 2,83 2,85 2,77 2,72 2,6 2,65 2,7 2,75 2,8 2,85 2,9 2,95 BP 1BP 2BP 3BP 4BP 5BP 6BP 7 Tính hợp lý Tính khả thi

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã xác định, chúng tôi xác lập một tập hợp các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai trong tình hình hiện nay, đó là các biện pháp:

Tổ chức lập kế hoạch tuyển sinh hằng năm và thực hiện công tác tuyển sinh Chỉ đạo việc thực hiện xây dựng nội dung, chương trình đào tạo.

Kiểm tra q trình giảng dạy của giảng viên. Quản lý cơng tác học tập cứu của sinh viên

Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo Quản lý sinh viên tốt nghiệp và theo vết người học

Quản lý các điều kiện hỗ trợ quá trình đào tạo.

Chúng tơi đã tiến hành khảo nghiệm về mặt nhận thức trên 60 CBQL các cấp và giảng viên về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp. Qua kết quả khảo nghiệm đã chứng tỏ: hệ thống các biện pháp đề xuất trong luận văn là có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. Việc vận dụng linh hoạt và thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai. Trong suốt quá trình quản lý hoạt động đào tạo ngành GDMN, nhà quản lý cần thực hiện đồng bộ các biện pháp. Công tác lập kế hoạch tuyển sinh hằng năm cần được chú trọng. Bên cạnh đó, cần quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và thực hiện chương trình giảng dạy. Vấn đề quản lý các điều kiện hỗ trợ đào tạo cũng cần được chú trọng, nhất là vấn đề về nhân sự giảng dạy ngành GDMN. Thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành GDMN tại trường CĐSP Gia Lai.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về mặt lý luận

Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý; đào tạo, quản lý hoạt động đào tạo, giáo dục mầm non, biện pháp quản lý. Đây chính là những định hướng cho việc khảo sát thực trạng và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai.

1.2. Về mặt thực tiễn

Qua khảo sát và phân tích thực trạng các nội dung quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai, luận văn đã có những đánh giá về thực trạng quản lý của trường CĐSP Gia Lai đối với hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai cịn có những bất cập và luận văn cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân, trong đó ngun nhân trọng tâm là cơng tác quản lý của nhà trường còn tồn tại, hạn chế.

Từ thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, qua đó góp phần giúp nhà trường quản lý tốt hơn hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai. Luận văn đã đề ra các biện pháp cơ bản sau:

Tổ chức lập kế hoạch tuyển sinh hằng năm và thực hiện công tác tuyển sinh. Chỉ đạo việc thực hiện xây dựng nội dung, chương trình đào tạo.

Kiểm tra quá trình giảng dạy của giảng viên.

Quản lý công tác học tập và nghiên cứu của sinh viên Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo Quản lý sinh viên tốt nghiệp và theo vết người học

Quản lý các điều kiện hỗ trợ quá trình đào tạo.

Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, và thật sự có ý nghĩa khi được thực hiện một cách chặt chẽ, hệ thống và đồng bộ. Qua khảo nghiệm cho thấy: các nhóm biện pháp đều mang tính thực tiễn, hợp lý, khả thi và phù hợp với tình hình của nhà trường. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải vận dụng phối hợp và linh hoạt các biện pháp để đạt được kết quả cao nhất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Luận văn đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra và khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lại chương trình đào tạo của các trường Sư phạm hệ Cao đẳng, giảm áp lực học lý thuyết, tăng thời gian thực hành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

- Bộ cần cân nhắc xem xét đưa trình độ cao đẳng trở lại bậc giáo dục đại học, đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về cùng đầu mối với các cấp độ khác thuộc giáo dục đại học, tức là về lại Bộ GD-ĐT. Điều này cho phép các trường Cao đẳng tiếp tục được có lợi thế trong tuyển sinh, đảm bảo nguồn tuyển sinh cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai

- Cần giải quyết nhanh vấn đề nhân sự giảng dạy chuyên ngành mầm non, tạo căn cứ pháp lý cho trường tiếp tục tuyển sinh đào tạo.

2.3. Đối với trường CĐSP Gia Lai

- Xây dựng khối đại đoàn kết trong nhà trường

- Quan tâm hơn nữa về chất lượng đào tạo ngành Giáo dục mầm non

- Có phương án cụ thể trong việc tuyển sinh đào tạo ngành Giáo dục mầm non, mở rộng hình thức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Trần Xuân Bách- Lê Đình Sơn (2013), Quản lý giáo dục mầm non, NXB Giáo dục.

[2] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, Hà Nội.

[3] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Hà Nội.

[4] Báo cáo tổng kết năm học 2018 -2019 của trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai. [5] Báo cáo tổng kết năm học 2019 -2020 của trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai [6] Nguyễn Phúc Châu (2003), Nhận diện những "trụ cột" của hoạt động quản lý và

vận dụng chúng vào đổi mới quản lý nhà trường", Tạp chí giáo dục, số 69/2003 [7] Đảng cộng sản Việt Nam (2020), Văn kiện đại hội XVI Đảng bộ tỉnh Gia Lai

(2020-2025)

[8] Đảng cộng sản Việt Nam (2020), Văn kiện đại hội XVI Đảng bộ thành phố Pleiku (2020-2025)

[9] Trần Khánh Đức (2019), Quản lý đào tạo và quản trị nhà trường hiện đại, Nhà xuất bản đại học quốc gia.

[10] ThS. Đào Việt Hà (2012), “Nghiên cứu vận dụng mơ hình CIPO vào quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện”, Tạp chí Giáo dục số 292.

[11] Phạm Minh Hạc (1999), Khoa học quản lý, NXB Giáo dục.

[12] Đặng Xuân Hải – Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi, NXB Giáo dục Việt Nam.

[13] Phạm Thị Hồng (2017), “Một số vấn đề lý luận về hoạt động giảng dạy của giảng viên ở trường đại học”, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt, kỳ 3.

[14] Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

[15] Hiến pháp 2013

[16] Harol Koontz (1992) , Những vấn đề cốt yếu trong quản lý, NXB Kỹ thuật. [17] H. Koontz, O’Donnell (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nhà xuất bản

KH&KT Hà Nội.

[19] Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điên bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

[20] Trần Kiểm – Nguyễn Xuân Thức (2012), Khoa học quản lý và quản lý giáo dục đại cương, NXB Đại học Sư phạm.

[21] Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của Khoa học Quản lý Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

[22] Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.

[23] Luật Giáo dục năm 2019

[24] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2009), Cơ sở khoa học quản lý, Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Giáo dục.

[25] Michel Develay (1998), Mộtsố vấn đề đào tạo giáo viên, NXB Giáo dục.

[26] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Giáo trình của trường Cán bộ quản lý giáo dục đào tạo trung ương.

[27] Quyết định số 16/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình khung giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non thuộc khối ngành sư phạm.

[28] Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[29] Lê Quang Sơn [2010], “Những vấn đề của quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm”, Tạp chí Khoa học và cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 6.

[30] Nguyễn Trọng Sơn (2017), “Quy trình triển khai hệ thống chất lượng theo tiếp cận CIPO trong quản lý”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 419, tr. 62-64.

[31] Cao Thị Châu Thủy (2013), "Vai trò trách nhiệm của chủ thể quản lý hoạt động giảng dạy theo hệ thống tín chỉ ở cấp độ Khoa trong trường Đại học”, Tạp chí Giáo dục, số 301

[32] Trung tâm ngôn ngữ và xã hội Việt Nam (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thơng tin Hà Nội.

[33] Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học, Nhà xuất bản Hà Nội.

Tiếng Anh

[34] Berry.K and King.L (1997), Beginning teaching, Social science press - Australia [35] Bigss.I.B and Tellfeer.R, The process of learning, Social science press-Australia [36] Ezara Solomon (1963), The theory financial management, New York and London

[37] Jonh D. Millet (1954), Management on the public service, New York, McGraw- Hill.

[38] Michael. J. Dunkin and Bruce.J.Biddle, The study of teaching, University Press of America.

[39] Peter F Drucker (2008), Managing oneself, Havard Business Review Press [40] Rudolf Steiner, The Education of Childrent, Рипол Классик Press.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 84 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)