Thường xuyên quản lý học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 73 - 75)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non tại trường

3.2.4. Thường xuyên quản lý học tập của sinh viên

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào hoạt động giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trị, trong đó hoạt động của trị đóng vai trị quan trọng vì khi trị chủ động trong quá trình tiến hành tiếp thu tri thức thì quá trình truyền thụ tri thức của thầy mới đạt hiệu quả cao. Quản lý quá trình học tập của sinh viên bao hàm quản lý về thời gian, tinh thần, thái độ và phương pháp học tập. Quản lý q trình học tập của sinh viên cịn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao nhận thức cuẩ người học trong suốt q trình học tập. Chính vì vậy quản lý cơng tác học tập và nghiên cứu của sinh viên góp phần rất lớn vào thành cơng của mục tiêu đào tạo.

b. Nội dung của biện pháp

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức về hoạt động học tập của sinh viên. Thứ hai: Kế hoạch hóa quản lý học tập của sinh viên

Thứ ba: Phối hợp các lực lượng tham gia vào quá trình quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

Phịng cơng tác học sinh – sinh viên tổ chức tuần sinh hoạt công dân cho sinh viên vào đầu mỗi năm học theo hướng dẫn của Bộ GD và ĐT. Việc làm này giúp sinh

viên hiểu được về tình hình chính trị, xã hội trong và ngồi nước, đồng thời giúp sinh viên nắm được các quy chế, quy định liên quan đến quá trình học tập, rèn luyện. Đồn thanh niên tổ chức các buổi sinh hoạt hằng tháng theo các chủ điểm cụ thể với nội dung thiết thực nhằm trau dồi tinh thần yêu nước, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên. Nâng cao nhận thức cho sinh viên về mục tiêu và yêu cầu của ngành học, tạo động lực và sự cầu tiến cho sinh viên.

Cán bộ quản lý nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch học tập tồn khóa và từng năm học dựa trên cơ sở phân tích thuận lợi, khó khăn và khả năng hiện có của nhà trường. Tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc lập kế hoạch học tập cho lớp theo năm học dựa trên kế hoạch đào tạo theo năm học của nhà trường. Sinh viên lập kế hoạch học tập theo từng học phần một cách khoa học, chặt chẽ và logic.

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình sinh viên để thơng báo kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ và từng năm học. Phối hợp chặt chẽ với ban cán sự lớp để quản lý việc học tập, nghiên cứu và rèn luyện của sinh viên. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp ban chấp hành chi đồn, phịng Cơng tác học sinh – sinh viên để kịp thời tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề liên quan đến vấn đề về tu dưỡng đạo đức, tác phong và phẩm chất chính trị cho sinh viên.

Tăng cường sử dụng các điều kiện hỗ trợ học tập cho sinh viên. Các điều kiện trong công tác quản lý như thời gian, nguồn nhân lực hiện có, trình độ chun mơn của đội ngũ quản lý, kinh nghiệm tổ chức trong công tác quản lý hoạt động học tập của SV, hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập. Phương tiện hỗ trợ hoạt động quản lý học tập bao gồm các thiết bị văn phòng như bàn, ghế, máy tính, thiết bị có mạng kết nối, phòng tổ chức hoạt động học tập, khu tự học, thư viện, sách, tài liệu chuyên ngành. Nếu đáp ứng đủ nhu cầu học tập của SV phù hợp với chương trình đào tạo là tạo thuận lợi cho GV, CBQL trong tổ chức mọi hoạt động học tập; SV có cơ hội học tập ở đa dạng hình thức, rèn luyện kĩ năng với nghề, tạo được hứng thú trong học tập ở bậc đại học, chủ động sắp xếp thời gian nhiều hơn cho việc tự học.

Tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt động học tập bằng cách bổ sung thêm trang thiết bị giảng dạy hiện đại phục vụ cho việc nâng cao trình độ nhận thức có khả năng sử dụng linh hoạt như mạng kết nối miễn phí, máy tính; Tổ chức hướng dẫn, sử dụng, bồi dưỡng kĩ thuật khi sử dụng phần mềm quản lý mới, phần mềm quản lý hiện nay được xây dựng chương trình rất đa dạng tùy theo mục đích mà có hướng sử dụng phần mềm mang lại hiệu quả, vì vậy để dễ dàng tiếp cận với các phần mềm quản lý học tập cần phải bồi dưỡng hướng dẫn sử dụng phần mềm đến GV, CBQL tạo được hiệu quả quản lý cao hơn; Vận động nguồn xã hội hóa phục

vụ cho công tác tổ chức các chuyên đề học tập, diễn đàn, hoạt động thực tế, thực hành rèn luyện nghề nghiệp; Bổ sung thêm tài liệu, sách chuyên ngành, không gian đọc sách đảm bảo SV có cơ hội tìm, đọc một cách thuận tiện nhất; Bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập có giá trị bằng cách thường xuyên cập nhật trên các trang website của trường, nhóm học tập trên mạng xã hội; Tổ chức cho SV được thực hành, thực tế công tác giáo dục trẻ tiểu học tại các trường.

Tác động vào nhận thức của SV về xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập gắn với mục tiêu đào tạo của ngành, là việc làm cần thiết trong công tác quản lý hoạt động học tập. Bên cạnh nâng cao nhận thức cho SV, GV cả CBQL là đối tượng ưu tiên được hiểu rõ tầm quan trọng của việc hỗ trợ SV xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Bởi vì GV là người trực tiếp giảng dạy đến SV, lồng ghép vào các bài học là cách tốt nhất vừa tiết kiệm được thời gian, tăng thêm động cơ học tập ở SV; Mặc khác, khi SV xác định đúng mục tiêu học tập sẽ chủ động về thời gian tự học, tự bồi dưỡng thêm kĩ năng nghề nghiệp, kiến thức chun mơn cơ bản cần nắm vững, có đam mê với nghề giáo dục trẻ. Nhằm tác động vào nhận thức đến SV, GV và CBQL về công tác xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập bằng cách thường xuyên tổ chức chuyên đề học tập phổ biến quy chế học tập chun ngành GDMN thơng qua đó xác định chuẩn u cầu đối với người giáo viên tương lai giúp SV xác định những mục tiêu học tập phù hợp, có cách thức thực hiện đáp ứng mục tiêu đó; Bên cạnh đó, hướng dẫn SV đặt mục tiêu đúng với yêu cầu cần đạt, đúng thời điểm học tập ở từng giai đoạn; Thường xuyên tổ chức các buổi học tập thực hành, thực nghiệm về các kĩ năng của nghề, qua đó SV có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thực tế tại trường học có nhận định đúng về thực trạng tâm lý học sinh Mầm non, thực trạng tổ chức giáo dục tại trường mầm non; Rèn luyện kĩ năng đứng lớp, phương pháp truyền đạt kiến thức cho học sinh mầm non trước chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể mới, qua đó SV nhận thức rõ niềm đam mê với nghề, cái tâm với việc dạy học thêm yêu mến trẻ; GV cần được phổ biến về nội dung chương trình đào tạo ngành GDMN trước sự thay đổi về chương trình giáo dục học phổ thơng từ đó có phương pháp giảng dạy hình thành kĩ năng nghề cho SV đáp ứng chương trình phổ thơng mới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)