7. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non tại trường Cao
trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.
2.3.1. Quản lý công tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh hằng năm của nhà trường do phòng Đào tạo thực hiện. Phòng Đào tạo của trường có chức năng tham mưu và giúp lãnh đạo trường quản lý công tác đào tạo các lớp chính quy trong và ngoài sư phạm của nhà trường; các lớp liên thông đại học, chuẩn hóa, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ công chức của tỉnh. Tham mưu cho lãnh đạo trường xây dựng, ban hành các quy định về công tác đào tạo và các loại văn bản khác phục vụ cho hoạt động đào tạo thuộc phạm vi chức năng của phòng. Tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu xã hội về các ngành nghề để làm cơ sở xây dựng kế hoạch mở ngành đào tạo, tuyển sinh. Tổ chức tuyển sinh hàng năm các ngành đào tạo hệ chính quy. Lập kế hoạch đào tạo khóa học, năm học. Quản lý định mức giảng dạy của giảng viên và các hoạt động khác về chuyên môn. Tổ chức xét duyệt phân công chuyên môn của các khoa, bộ môn và triển khai thực hiện. Xây dựng kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu. Phối hợp với phòng Hành chính- Quản trị lên kế hoạch sử dụng các điều kiện vật chất (giảng đường, sân bãi, thiết bị dạy học ...) phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Phối hợp với các khoa, bộ môn lập kế hoạch, triển khai nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, kiến tập, thực tập các ngành đào tạo; kế hoạch nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên. Đề xuất kế hoạch hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch thỉnh giảng. Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý hoạt động các lớp liên thông đại học, chuẩn hóa, bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng cán bộ công chức, cán bộ quản lý giáo dục. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế về chuyên môn của giảng viên và học sinh, sinh viên. Kiểm tra, đề xuất thanh toán chế độ thừa giờ, kiêm nhiệm, thanh lý hợp đồng thỉnh giảng và các chế độ khác về chuyên môn của cán bộ, giảng viên, nhân viên. Phối hợp với Phòng Tổ chức – Chính trị tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên trong trường. Quản lý kết quả học tập của học sinh, sinh viên; học viên các lớp bồi dưỡng. Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức xét lên lớp, ngừng học, cho thôi học và bảo lưu kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Thực hiện các thủ tục xét, cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ đào tạo; xác nhận, cấp bảng điểm, giấy chứng nhận về học tập cho sinh viên, học sinh, học viên. Lưu trữ các tài liệu đào tạo theo quy định. Báo cáo các công tác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo yêu cầu.
Hàng năm, phòng Đào tạo tiến hành tuyển sinh theo Thông tư, Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành. Cụ thể như Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT, ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo thông tư số 05/2017/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tư số 02/2019/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo thông tư số 05/2017/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017; đã được sửa đổi bổ sung tại thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào năng lực đào tạo của nhà trường, nhu cầu của người học và nhu cầu biên chế giáo viên, trường sẽ tiến hành gửi công văn về Sở GD ĐT Gia Lai để xin ý kiến về chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể của từng ngành. Năm học 2018 -2019, 2019-2020 nhà trường xin ý kiến chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai tuyển sinh số lượng sinh viên ngành GDMN cho mỗi năm là 150 sinh viên.
Ngành Giáo dục Mầm non đào tạo những giáo viên dạy trẻ dưới 6 tuổi. Do đó, ngoài việc tiến hành xét điểm thi kỳ thi THPT cấp Quốc gia và điểm học bạ THPT, nhà trường còn tiến hành tổ chức thi đầu vào các môn năng khiếu gồm: Đọc diễn cảm, kể chuyện, múa – hát. Quá trình chấm thi năng khiếu có sự giám sát của nhà trường, giảng viên được lựa chọn chấm thi các môn năng khiếu đều là những giảng viên công tác lâu năm, có kinh nghiệm chấm thi và kiến thức chuyên môn cao, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, lựa chọn và tuyển sinh được những sinh viên có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của quá trình đào tạo.
Theo báo cáo số 154/BC-CĐSP ngày 15 tháng 9 năm 2019 của Hiệu trưởng trường CĐSP Gia Lai, công tác thi năng khiếu đầu vào ngành GDMN tại trường thực hiện tốt, đảm bảo công bằng, khách quan. 100% thí sinh dự thi các môn năng khiếu đều đạt kết quả cao, trong đó (55% thí sinh đạt từ 8 điểm -10 điểm thi năng khiếu, 45% thí sinh đạt từ 6,5 điểm – 7 điểm).
Trong năm học 2018-2019, nhà trường tuyển sinh được 130/150 sinh viên, chiếm tỷ lệ 86%. Năm học 2019 – 2020, số sinh viên được tuyển vào trường là 83/150 sinh viên, chiếm tỷ lệ 55.4%.
Bảng 2.1. Thống kê số lượng tuyển sinh ngành GDMN hàng năm
Đơn vị tính: Người (sinh viên)
Năm học Chỉ tiêu tuyển sinh Số lượng trúng tuyển nhập học Tỷ lệ nhập học so với chỉ tiêu 2015 – 2016 250 291 116% 2016 – 2017 250 264 105% 2017 - 2018 230 271 118% 2018 – 2019 150 130 86% 2019 - 2020 150 83 55.4%
(Nguồn: Phòng Đào tạo, Trường CĐSP Gia Lai)
Trong giai đoạn vừa qua, tuyển sinh không đủ chỉ tiêu ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đầu vào và chất lượng đào tạo của nhà trường, mặc dù đã áp dụng nhiều hình thức tuyển sinh khác nhau cho các loại hình đào tạo. Số liệu ở bảng trên cho thấy số lượng hồ sơ trúng tuyển vào trường năm 2018 – 2019 và 2019 -2020 chiếm tỷ lệ thấp hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo của nhà trường, công tác tuyển sinh giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và ổn định qui mô đào tạo. Công tác tuyển sinh thực hiện tốt sẽ giúp cho nhà trường duy trì được ổn định số lượng người học được tuyển vào hằng năm, tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt được nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch đã đề ra cho từng năm học và từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, thực trạng tuyển sinh của nhà trường như trên là vấn đề hết sức lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường.
Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện công tác tuyển sinh 0 ≤X ≤ 3 TT Nội dung CBQL (n=25) Giáo viên (n=35) Chung (n=60) X TB X TB X TB
1 Xây dựng chiến lược 34 1.4 4 46 1.31 4 80 1.33 4 2 Nâng cao chất lượng công
tác thi năng khiếu đầu vào 61 2.4 2 74 2.11 2 135 2.25 2
3
Xây dựng lại trang web trường, quảng bá hình ảnh trường
TT Nội dung CBQL (n=25) Giáo viên (n=35) Chung (n=60) X TB X TB X TB 4 Có sự liên kết giữa các bộ phận trong trường phục vụ hỗ trợ công tác tuyển sinh. 64 2.6 1 78 2.23 1 142 2.37 1
Từ bảng đánh giá trên chúng ta có thể thấy trong công tác tuyển sinh, chất lượng công tác thi năng khiếu đầu vào được chú trọng ở mức tốt (X =2.25). Nhà trường tổ chức thi năng khiếu hai nội dung múa, hát và đọc, kể diễn cảm khi tuyển sinh năng khiếu đầu vào ngành GDMN. Các vấn đề như xây dựng chiến lược trong công tác tuyển sinh (X = 1.33), Xây dựng lại trang web trường, quảng bá hình ảnh trường (X = 1.95) ở mức trung bình. Cụ thể trong công tác tuyển sinh chưa có sự hỗ trợ tích cực từ phía các bộ phận trong trường, chiến lược tuyển sinh chưa thực sự có kết quả, chỉ dừng lại ở mức ban hành thông báo và chờ thí sinh đến nộp hồ sơ. Bên cạnh đó, việc quảng bá xây dựng thương hiệu cũng như giới thiệu thông tin tuyển sinh của trường còn hạn chế (X =1.95).
Trang web nhà trường chưa được nâng cấp, giao diện rối, người xem khó tìm kiếm thông tin.
2.3.2. Quản lý mục tiêu đào tạo
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai có sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng từ bậc Mầm non đến Trung học cơ sở, cán bộ quản lý giáo dục và nguồn nhân lực ở một số lĩnh vực khác có chất lượng cao; tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm phục vụ cho sự phát triển của giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai và khu vực Tây Nguyên. Nhà trường luôn đặt mục tiêu đào tạo là đích đến để tập trung mọi nguồn lực và tài lực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình giáo dục và đào tạo của trường.
Công tác đào tạo ngành giáo dục Mầm non luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các khoa đào tạo và các phòng ban liên quan, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của cấp ủy đảng, Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai. Ngay từ đầu năm học, Nhà trường đã xây dựng, ban hành kịp thời các văn bản liên quan nhằm tăng cường chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và học sinh - sinh viên toàn trường như: Quyết định 352/QĐ-CĐSP ngày 18/8/2020 về Kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai, trên cơ sở đó các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được diễn
ra phù hợp, khoa học. Nhà trường đã chủ động trong công tác quản lý chuyên môn với việc triển khai kịp thời các biện pháp nghiệp vụ: lập kế hoạch năm học, kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu; duyệt phân công chuyên môn kịp thời, khách quan.
Riêng ngành Giáo dục mầm non, mục tiêu cụ thể của trường nhằm đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các giáo viên mầm non được đào tạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, có khả năng đáp ứng được sự phát triển của giáo dục mầm non, có kỹ năng tự bồi dưỡng.
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ xây dựng mục tiêu đào tạo
0≤X ≤3 TT Nội dung CBQL (n=25) Giáo viên (n=35) Chung (n=60) X TB X TB X TB 1 Chuẩn kiến thức 56 2.24 1 78 2.23 3 134 2.23 3 2 Chuẩn kỹ năng 54 2.16 2 77 2.20 4 131 2.18 4 3 Chuẩn thái độ 47 1.88 4 89 2.54 2 136 2.27 2 4 Gắn nhu cầu 53 2.12 3 92 2.63 1 145 2.42 1
Theo bảng khảo sát, mục tiêu đào tạo chuẩn kiến thức thực hiện ở mức khá X = 2.23, mục tiêu đào tạo gắn liền nhu cầu xã hội luôn được nhà trường quan tâm X = 2.42. Chuẩn thái độ và chuẩn kiến thức trong mục tiêu đào tạo của trường cũng được đánh giá ở mức độ khá trong quá trình thực hiện. Công tác đào tạo của nhà trường gắn liền với mục tiêu chuẩn kỹ năng và chuẩn thái độ. Theo bảng khảo sát chúng ta có thể thấy rằng mục tiêu đào tạo của trường luôn được chú trọng.
2.3.3. Quản lý nội dung, chương trình đào tạo
Trường cao đẳng tổ chức và quản lý đào tạo theo quy định tại Điều 37 của Luật Giáo dục đại học.
Quyết định số 16/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình khung giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non thuộc khối ngành sư phạm.
Trong kế hoạch 142/KH – CĐSP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Hiệu trưởng trường CĐSP Gia Lai về việc xây dựng kế hoạch đào tạo ngành GDMN, chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non của nhà trường hướng đến các mục tiêu cụ thể về phẩm chất chính trị như yêu nước, trung thành với Tổ quốc. Là công dân tốt trong
cộng đồng. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Biết vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước vào việc chăm sóc và giáo dục trẻ em; Phẩm chất nghề nghiệp như yêu nghề, say mê, tận tụy với công việc. Yêu trẻ, tôn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao với trẻ; Có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, nêu gương tốt cho trẻ; Có văn hóa giao tiếp. Đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong chuyên môn. Quan hệ tốt với cha mẹ trẻ và cộng đồng, có ý thức vận động cộng đồng và cha mẹ trẻ tham gia xây dựng nhà trường, giáo dục trẻ, thực hiện xã hội hóa giáo dục; Có khả năng tiếp tục học lên các chương trình đào tạo cao hơn hoặc có thể tuyển chọn, bồi dưỡng vào các vị trí quản lý; Có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng nhanh những điều biến đổi của xã hội và của ngành GDMN.
Theo kế hoạch trên, nhà trường hướng đến đào tạo các giáo viên mầm non có hiểu biết về kiến thức giáo dục đại cương để vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn GDMN; Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học GDMN ở trình độ cao đẳng để thực hiện tốt công tác chuyên môn; Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình GDMN, phương pháp tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em ở các cơ sở GDMN; Áp dụng có hiệu quả kiến thức khoa học GDMN vào việc tổ chức và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ các đối tượng khác nhau bao gồm cả trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.
Về kỹ năng, kế hoạch 142/KH-CĐSP chỉ rõ GVMN trình độ cao đẳng cần có các kỹ năng cơ bản như: Giao tiếp với trẻ; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của trẻ; Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ; Lập kế hoạch định hướng phát triển và giáo dục trẻ phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế; Tổ chức, thực hiện kế hoạch giáo dục một cách khoa học (thiết kế các hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, lựa chọn và sử dụng hợp lý các học liệu, phương pháp giáo dục – dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ); Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch giáo dục; Quản lý nhóm, lớp; Hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục; Tuyên truyền khoa học giáo dục, vận động xã hội hóa GDMN; Theo dõi, xử lý kịp thời các thông tin về ngành học; Phân tích và đánh giá hiệu quả công việc của đồng nghiệp và bản thân.