7. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non tại trường
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra đánh giá là công việc thường xuyên nhằm đánh giá đúng và kịp thời về chất lượng quá trình đào tạo. Kiểm tra đánh giá thực hiện qua các bài kiểm tra học phần, các kỳ kiểm tra học phần và thông qua các bài khóa luận hoặc thi tốt nghiệp.
b. Nội dung biện pháp
Thứ nhất: ban hành quy trình khảo thí bao gồm các quy định về ra đề thi, thẩm định đề thi, bảo quản và in sao đề thi, coi thi, làm phách, chấm thi, vào điểm thi... và các vấn đề có liên quan một cách chặt chẽ, đúng quy chế.
Thứ hai: hoàn thiện ngân hàng đề thi đảm bảo đánh giá đúng kiến thức, kĩ năng của người học.
Thứ ba: bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên kỹ năng ra đề thi, đề kiểm tra đa dạng và đánh giá được đầy đủ các mặt thái độ, tri thức và kỹ năng của học sinh.
Thứ tư: đổi mới hình thức đánh giá người học như thay bài kiểm tra bằng bài tiểu luận. Đối với các môn học liên quan đến vấn đề chuyên mơn cần tăng cường thi vấn đáp thay vì thi tự luận.
c. Tổ chức thực hiện biện pháp
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo định kỳ và đột xuất nhằm đánh giá đúng chất lượng quá trình đào tạo của nhà trường.
Xây dựng hệ thống văn bản quy định về cách thức, quy trình kiểm tra, đánh giá, cách thức tính điểm, cách thức nhận xét các bài luận tốt nghiệp của sinh viên. Nâng cao chất lượng cơng tác khảo thí, đảm bảo các kì kiểm tra, kỳ thi diễn ra nghiêm túc, công bằng, khách quan.
Xây dựng ngân hàng đề thi phục vụ quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng của người học. Ngân hàng đề thi cần được xây dựng theo hướng phân hóa người học nhằm đánh giá đúng năng lực của từng sinh viên và học sinh.
Đánh giá kết quả đào tạo không chỉ đánh thành tích học tập của học sinh mà cịn bao gồm cả quá trình dạy học của giáo viên. Qua đó nhằm cải tiến, điều chỉnh quá trình dạy học của thầy và trị để có thể nâng cao được kết quả dạy học.
Hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực SV luôn luôn đa dạng do cách vận dụng linh hoạt tùy theo mục tiêu của bài học. Đặt ra chuẩn kiểm tra, đánh giá tương ứng với yêu cầu cần đạt là rất cần thiết, vì như vậy vừa đánh giá đúng mức độ nhận thức vừa đánh giá được mức độ đạt được mục tiêu. Sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra trong từng môn học; Sắp xếp thời gian thực hiện kiểm tra đúng với quy định về kiểm tra đánh giá năng lực của SV; GV thường xuyên vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá lồng ghép vào nội dung bài học không nhất thiết phải đúng thời gian quy định mới tiến hành kiểm tra. Một số biện pháp sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực SV như tổ chức công bố, phổ biến các phương pháp kiểm tra, đánh giá hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong ngành giáo dục; GV được hướng dẫn về quy trình thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng với chuẩn yêu cầu theo chương trình giáo dục phổ thơng mới; Đặt ra mục tiêu cần đạt ở nhiều khía cạnh để có hình thức kiểm tra,
đánh giá tồn diện năng lực SV đáp ứng với nghề; Tổ chức kiểm nghiệm, thực thi, rút kinh nghiệm các hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt trong chương trình đào tạo; Tổ chức trao đổi thử nghiệm chéo giữa các GV về phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực SV.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan, trực tiếp là chủ nhiệm các khoa giáo viên, đội ngũ giảng viên về sự cần thiết đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Để quản lý hoạt động đào tạo ngành GDMN có hiệu quả thì các chủ thể cần có nhận thức đúng và tích cực đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng đánh giá năng lực của người học. Bởi lẽ, năng lực là khả năng người học làm chủ hệ thống kiến thức đã được trang bị sau mỗi học phần (môn học), thể hiện ở kỹ năng, thái độ và vận hành, liên kết kiến thức đó một cách hợp lý vào thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Năng lực là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong đó khơng chỉ là kiến thức, kỹ năng, thái độ mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội thể hiện ở tinh thần sẵn sàng nhận và hồn thành mọi nhiệm vụ được giao và thích ứng trong những điều kiện cụ thể và khi hồn cảnh thay đổi.Vì vậy, các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan quản lý, trực tiếp là chủ nhiệm các khoa giáo viên, đội ngũ giảng viên cần nhận thức rõ sự cần thiết đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn trong đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập người học. Đây là giải pháp quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến đồng bộ, đúng hướng của các khâu, các bước trong hoạt động đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học ở trường CĐSP Gia Lai hiện nay. Theo đó, các đơn vị liên quan cần quán triệt và thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, trực tiếp là Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo; Quán triệt và thực hiện chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học theo mơ hình của các nước có nền giáo dục phát triển”. Trên cơ sở đó, cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình hành động, với các giải pháp, lộ trình phù hợp, làm chuyển biến căn bản, toàn diện cả nhận thức và hành động hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học nói riêng. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập người học, gắn với thực hiện
Cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập người học phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học phát triển năng lực người học. Đánh giá kết quả học tập của người học và nội dung, phương pháp dạy - học có mối quan hệ thống nhất hữu cơ với nhau của quá trình dạy học. Trong đó, đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập người học ln có mối quan hệ thống nhất, biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì vậy, việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phải được tiến hành một cách đồng bộ với quá trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học. Để thực hiện tốt vấn đề này, đòi hỏi đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và người học cần xác định rõ mục tiêu của từng bài học, mơn học; nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức quá trình dạy học phù hợp với mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Trên cơ sở đó, xác định rõ nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Thông qua kết quả học tập của người học, cơ quan chức năng, cán bộ quản lý giáo dục, khoa giáo viên nghiên cứu, điều chỉnh nội dung, phương pháp và kỹ năng dạy - học phù hợp, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của chủ nhiệm các bộ môn, của hội đồng khoa học và đào tạo các khoa, phịng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục thực hiện đúng quy trình xây dựng câu hỏi, đề thi, đáp án, nâng cao chất lượng đề thi cho các đối tượng đào tạo.
Định kỳ tổ chức rút kinh nghiệm cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập người học và rà soát chất lượng câu hỏi, ngân hàng đề thi. Xét về bản chất đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng khơng có mâu thuẫn, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn đánh giá kiến thức, kỹ năng. Muốn đánh giá năng lực người học ở một trình độ nào đó cần phải xem xét họ vận dụng kiến thức đã được trang bị vào giải quyết cơng việc trong tình huống cụ thể, trong hồn cảnh thực tiễn như thế nào. Như vậy, để đánh giá đúng năng lực của người học, trường CĐSP Gia Lai cần định kỳ tổ chức rút kinh nghiệm cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả người học. Thông qua rút kinh nghiệm, phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế trong đánh giá kết quả học tập của người học theo đó, tiếp tục đổi mới cách thức xây dựng câu hỏi thi, đáp án bảo đảm vừa kiểm tra được kiến thức học phần (môn học) vừa đánh giá được năng lực của người học trong tình huống cụ thể; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học; rà soát nâng cao chất lượng câu hỏi, ngân hàng đề thi, đáp án kết thúc học phần (môn học), thi tốt nghiệp cuối khóa. Tăng cường
cơng tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng trong đánh giá kết quả người học.