Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 38 - 43)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động đào tạo

1.4.2. Yếu tố chủ quan

Đây là yếu tố quan trọng, tạo nền móng và định hướng cho cơng tác xây dựng kế hoạch, triển khai đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Thứ nhất, chính sách là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Thứ hai, dựa vào văn bản quy phạm pháp luật quy định chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp, từng cơ quan về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cụ thể

Thứ ba, dựa vào các văn bản quy định chính sách để xây dựng chiến lược, kê' hoạch đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và hợp lý về cơ cấu.

Thứ tư, dựa vào văn bản quy định để kiểm tra, kiểm sốt cơng tác đào tạo và bồi dưỡng, chất lượng và nội dung chương trình cũng như kết quả đạt được của công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo chú trọng nhiều hơn đến nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế lao động nghề nghiệp; xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo liên thơng giữa các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới; phương pháp dạy và học cần theo hướng phát huy đựơc năng lực, tính tự chủ và tính tích cực của mỗi cá nhân.

Thế kỷ XXI là thời đại của tri thức và khoa học cơng nghệ, làn sóng hội nhập và phát triển luôn vận hành như một con thoi không suốt, cuộc cách mạng 4.0 đặt ra nhiều thách thức với ngành giáo dục. Nếu nhà giáo chỉ cung cấp, truyền dạy thông tin tri thức của các bộ mơn khoa học thì ngày nay, người máy và các thiết bị thơng minh sẽ làm tốt hơn các nhà giáo. Nhưng người máy và thiết bị thông minh không thể thay thế thầy giáo, cơ giáo trong các trường học vì thầy giáo, cơ giáo cịn có nhiệm vụ giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực. Học sinh khơng chỉ học để có điểm cao, thi đỗ mà phải có phẩm chất và năng lực của người công dân thế kỷ 21. Công việc dạy học của các nhà giáo ngày nay khác trước nhiều. Mọi kiến thức, hiểu biết của học sinh không chỉ được hình thành qua sách vở, qua Internet mà phải được bổ sung qua các hoạt động trải nghiệm, biết học hỏi lẫn nhau, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Thông qua giờ dạy trên lớp và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhà giáo giúp học sinh biết tự học một cách sáng tạo. Nhà giáo phải thật sự là nhà giáo dục, nhà sư phạm.

Đội ngũ CBQL của nhà trường cần có tri thức tồn diện và phong phú, phơng văn hóa rộng, có đầy đủ kiến thức về lãnh đạo và quản lý, đồng thời am hiểu chun mơn. Cần có kiến thức về khoa học quản lý nhà nước, về nghiệp vụ hành chính, chính trị, am hiểu chính sách và pháp luật. Đội ngũ CBQL của nhà trường đào sâu suy nghĩ để làm chủ vấn đề chính là điều cốt yếu đưa lại thành cơng cho các quyết định lãnh

đạo, quản lý. “Người lãnh đạo đích thực phải là người nghiền ngẫm và suy tư nhiều, với những câu hỏi và câu trả lời, lật đi lật lại, đào sâu tìm ra bản chất của vấn đề. Khả năng tập trung cao độ vào những công việc lớn, tránh tản mạn tư tưởng phải là một thói quen, một yêu cầu thiết yếu của những người lãnh đạo ra quyết sách”.

Người đứng đầu nhà trường cần có kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Với tư cách là người lãnh đạo, người đứng đầu cần có kỹ năng trao quyền, ra quyết định, tập hợp, động viên, truyền cảm hứng cho nhân viên để họ hoàn thành mục tiêu bất chấp những trở ngại. Với tư cách là người quản lý, người đứng đầu cần thông thạo các kỹ năng lập kế hoạch, ngân sách, tổ chức, biên chế, kiểm tra…

Đội ngũ CBQL của nhà trường cần luôn thể hiện tinh thần của người “đứng mũi chịu sào”, luôn thể hiện thái độ của một người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thể hiện đúng vai trị là người đứng đầu, ln sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thách thức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất.

Với một cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì yếu tố CSVC, TTB phục vụ cho đào tạo là rất quan trọng. Chất lượng thực hành nghề nghiệp, chất lượng giảng dạy phụ thuộc phần lớn vào sự phù hợp của TTB, vật tư, vật liệu cung cấp cho học tập.

Các yêu cầu về CSVC phục vụ đào tạo cần đạt được: Có đủ TTB chuyên ngành, phương tiện kỹ thuật, nguyên, nhiên vật liệu phù hợp cho quá trình đào tạo; Thường xuyên đầu tư mua sắm bổ sung TTB, sửa chữa, nâng cấp TTB, nhà xưởng, phòng học, phòng thực hành, thư viện, Đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh; Cung cấp đầy đủ tài liệu học tập, giáo trình, sách tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập.

Xu thế tồn cầu hố, hội nhập quốc tế và sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 địi hỏi cơng tác đào tạo cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục đại học và trung cấp chun nghiệp của nước ta nói riêng, khơng những phải mở rộng qui mơ mà cịn phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trong quá trình giáo dục đang dần dần chuyển từ nền giáo dục theo định hướng của Nhà nước hay theo định hướng học thuật của nhà trường sang nền giáo dục theo định hướng của thị trường lao động, kiểm định chất lượng trở thành một công cụ hữu hiệu của nhiều nước trên thế giới để duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học trong các cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục cần chú ý thực hiện hiệu quả các biện pháp xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo theo công nghệ mới đảm bảo tính khách quan, hiện đại.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu, rộng và kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, vấn đề dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với tồn xã hội nói chung và đối với khu vực hành chính cơng nói riêng. Vì vậy, u cầu đội ngũ giáo viên phải có kiến thức về hội nhập quốc tế, trang bị đầy đủ kiến thức tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của tổ chức và u cầu của từng vị trí việc làm cơng chức đảm nhận. Tiếp cận chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển giáo viên của các nước tiên tiến, tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính cơng là rất cần thiết. Qua đó đội ngũ giáo viên trưởng thành, nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng cơng tác hoạch định, xây dựng chính sách phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tiểu kết chương 1

Trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đòi hỏi các tổ chức, đơn vị phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, CLGD đại học, cao đẳng còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của việc đào tạo nhân lực có trình độ phù hợp với chuyên ngành. Do đó, việc nâng cao quản lý CLGD đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết. Chính vì thế, các cơ sở đào tạo nói chung và trường Cao đẳng nói riêng phải có các giải pháp thiết thực, khả thi và có hiệu quả, địi hỏi nhà quản lý phải đổi mới tư duy, kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm thực tiễn với việc vận dụng sáng tạo tri thức hiện đại vào công tác quản lý để tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động của Nhà trường thực hiện được mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Vì vậy trong chương 1 chúng tơi đã tập trung trình bày hệ thống mang tính lý luận về ba vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài: Một là, trình bày hệ thống các khái niệm cơ bản mang tính lý luận về quản lý và giải pháp quản lý hoạt động đào tạo cao đẳng. Hai là: một số nội dung về quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non. Ba là: trình bày các khái niệm về phương pháp quản lý. Như vậy, chương 1 của luận văn sẽ giúp người nghiên cứu có cơ sở xác định những luận cứ khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

GIA LAI

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục mầm non tại trường cao đẳng sư phạm gia lai (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)