Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phương tiện dạy

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 108 - 110)

1.1.2 .Các nghiên cứu ở trong nước

3.2. Các biện pháp quản lý phương tiện dạy họ cở các trường tiểu học huyện Hớn

3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phương tiện dạy

dạy học

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý PTDH sẽ giúp cho CBPT PTDH sẽ lưu trữ, xử lý và kiểm soát được các PTDH một cách hệ thống, khoa học. Đồng thời, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý PTDH còn là một kênh giúp cho HT quản lý các hoạt động của nhà trường nói chung một cách nhanh chóng, chính xác

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để ứng dụng tốt CNTT trong quản lý PTDH, cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý PTDH cho CBPT PTDH

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lý PTDH cho HT và CBPT PTDH theo năm học và giai đoạn

+ Cử CBPT PTDH tham gia các lớp tập huấn về việc ứng dụng CNTT trong quản lý PTDH do ngành tổ chức.

+ Tổ chức tập huấn cho GV, HS những nội dung cơ bản của sử dụng CNTT trong cơng tác quản lý PTDH như: thao tác hố việc mượn, trả PTDH trên phần mềm, Website,…

- Đầu tư, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ việc phát triển và ứng dụng CNTT trong công tác QLPTDH

+ Đầu tư, mua sắm các máy vi tính, các phần mềm ứng dụng quản lý PTDH trong nhà trường.

+ Chỉ đạo CBPT PTDH sử dụng, khai thác các phần mềm ứng dụng CNTT trong quản lý PTDH một cách hợp lý, hiệu quả.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong quản lý PTDH

+ Ban Giám hiệu lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ việc ứng dụng CNTT trong quản lý PTDH đối với CBPT PTDH.

+ Ban Giám hiệu thực hiện kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch việc ứng dụng CNTT trong quản lý PTDH đối với CBPT PTDH.

+ Khen thưởng, xử lý những vi phạm (nếu có) việc ứng dụng CNTT trong quản lý PTDH đối với CBPT PTDH.

3.2.6.3. Điều kiện triển khai biện pháp

Cần phổ biến rộng rãi các quy định và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin rõ ràng, cụ thể trong toàn trường, đặc biệt đối với CBPT PTDH,

CB phụ trách PTDH ngồi trình độ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cịn phải học qua khóa bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ về “Nghiệp vụ công tác thiết bị trường học”theo quy định của Bộ GD-ĐT. Về kỹ năng làm việc phải lập được KH về việc sử dụng PTDH trong trường; lập được báo cáo định kỳ, thường xuyên về công tác thiết bị; tổ chức quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng thiết bị; lưu giữ, sử dụng hồ sơ thiết bị một cách khoa học hợp lý; thành thạo tin học văn phòng, biết khai thác phần mềm ứng dụng quản lý PTDH.

Có kế hoạch cụ thể, chi tiết việc kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong quản lý PTDH.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Từ quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, chúng tơi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý PTDH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường đó là: Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức cho CB, GV và HS về vị trí, vai trị và tầm quan trọng

của PTDH và quản lý PTDH trong nhà trường

Biện pháp 2 Đổi mới công tác mua sắm, trang bị PTDH theo hướng đồng bộ Biện pháp 3 Đa dạng hóa nguồn lực phục vụ mua sắm, trang bị phương tiện dạy

học

Biện pháp 4 Tăng cường quản lý việc khai thác sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả

Biện pháp 5 Nâng cao hiệu quả công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa và thanh lí phương tiện dạy học

Biện pháp 6 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phương tiện dạy học

Trong các biện pháp trên, có thể xem biện pháp 1 là tiền đề là cơ sở để thực hiện các biện pháp còn lại; các biện pháp 2, 3, 4, 5, 6 là cơ bản, trọng tâm, quyết định đến chất lượng công tác quản lý PTDH. Tuy nhiên, tuỳ từng thời điểm và điều kiện cụ thể của từng trường, mỗi biện pháp có tính chất và vai trị khác nhau.

Mỗi biện pháp bao gồm một số yêu cầu cụ thể. Các biện pháp cụ thể trong luận văn đưa ra đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất cùng hướng tới mục tiêu là quản lý có hiệu quả PTDH, góp

phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục ở các trường tiểu học. Mỗi biện pháp có mục tiêu, ý nghĩa; nội dung và cách thức thực hiện biện pháp; điều kiện thực hiện biện pháp khác nhau, song tất cả đều nhằm mục đích chung là nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý PTDH ở các trường tiểu học ở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Giữa các biện pháp quản lý, tuy có khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng, tác động qua lại với nhau. Tóm lại, để làm tốt cơng tác quản lý PTDH các trường tiểu học tại huyện Hớn Quản cần thực hiện các biện pháp trên đây một cách đồng bộ, có sự ưu tiên tùy theo thực tế tình hình của từng trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)