Đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 76)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.4.Đảm bảo tính hiệu quả

Giáo viên 40 75 10 0 3,24 1

Từ bảng số liệu đánh giá của 4 nhóm đối tượng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cán bộ phụ trách phương tiện dạy học, giáo viên về trang bị dụng cụ bảo quản phương tiện dạy học cho thấy, trang bị dụng cụ bảo quản tương đối đầy đủ với điểm trung bình chung là 3,08.

Nhóm đối tượng giáo viên, tổ trưởng chuyên môn và cán bộ phụ trách phương tiện dạy học là nhóm trực tiếp tham gia vào công tác bảo quản phương tiện dạy học đánh giá các dụng cụ bảo quản tương đối đầy đủ với điểm trung bình lần lượt là 3,24; 3,15 và 3,14. Như vậy, để bảo quản phương tiện dạy học các cơ sở giáo dục cũng có sự đầu tư cho công tác bảo quản phương tiện dạy học.

Từ kết quả số liệu trên nhận thấy việc trang bị các dụng cụ bảo quản PTDH tương đối đầy đủ và không có tình trang thiếu quá nhiều tuy nhiên vẫn có đánh giá mức độ thiếu nhiều về trang bị dụng cụ bảo quản PTDH nên cần có sự trang bị đầy đủ hơn để đảm bảo chất lượng bảo quản PTDH.

2.4. Thực trạng quản lý phƣơng tiện dạy học ở các trƣờng tiểu học Hớn Quản, tỉnh B nh Phƣớc

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường TH trên địa bàn huyện Hớn Quản về QL PTDH huyện Hớn Quản về QL PTDH

Bảng 2.28. Đánh giá về vai trò quản lý phương tiện dạy học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học

Đối tƣợng khảo sát Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng Điểm trung bình Thứ bậc

Hiệu trưởng, phó hiệu

trưởng 4 5 1 0

3,30 2

Tổ trưởng chuyên 11 30 4 0 3,15 4

Cán bộ phụ trách

phương tiện dạy học 3 4 0 0

3,43 1

Giáo viên 42 70 13 0 3,23 3

Điểm trung bình chung 3,28

Kết quả cho thấy điểm trung bình chung của 4 nhóm đối tượng là 3,28 tức vai trò công tác quản lý phương tiện dạy học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học là quan trọng. Điều đó chứng tỏ các đối tượng đã nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý phương tiện dạy học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Đây là yếu tố thuận lợi trong công tác chỉ đạo và điều hành công tác quản lý phương tiện dạy học trong thời gian tới.

Từ bảng số liệu trên cho thấy hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có lượng đánh giá về vai trò quản lý phương tiện dạy học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ở mức độ quan trọng với điểm trung bình là 3,3.

Cũng từ bảng số liệu trên cán bộ phụ trách phương tiện dạy học có lượng đánh giá về vai trò quản lý phương tiện dạy học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ở mức độ quan trọng với điểm trung bình là 3,43.

Cùng với bảng số liệu trên Tổ trưởng chuyên môn và GV có lượng đánh giá về vai trò quản lý phương tiện dạy học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ở mức độ quan trọng với điểm trung bình lần lượt là 3,15 và 3,23.

Qua kết quả số liệu về vai trò quản lý phương tiện dạy học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học nhận thấy không có sự thay đổi lớn về đánh giá của 3 nhóm đối tượng. Không có nhóm đối tượng nào đánh giá mức độ không quan trọng với công tác quản lý PTDH và đặc biệt nhóm đối tượng CBPTPTDH chỉ đánh giá ở mức độ rất quan trọng và quan trọng.

Vậy là công tác quản lý phương tiện dạy học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học là quan trọng vì thế cần lưu ý đối với công tác này.

2.4.2. Thực trạng quản lý việc đầu tư, mua sắm và tự trang bị phương tiện dạy học dạy học

Hằng năm, dựa vào đề xuất của các trường, Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ kinh phí mua sắm trang bị cho từng trường. Qua trao đổi với các Hiệu trưởng được biết, mức độ kinh phí Sở cấp cho việc trang bị, mua sắm PTDH (theo thông tư 30- TT/LB do bộ tài chính ban hành) ở các trường hiện nay mới chỉ đạt 50% so với yêu cầu; có những trường chỉ đạt 20% so với yêu cầu.

Bảng 2.29. Đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư, mua sắm, trang bị PTDH

Nội dung Điểm TB Độ lệch chuẩn

Lập kế hoạch mua sắm, đầu tư, trang bị PTDH 2,45 1,02 Triển khai mua sắm, đầu tư, trang bị PTDH 2,56 1,11 Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc mua sắm, đầu

tư, trang bị PTDH

2,49 1,06

Kết quả nghiên cứu từ bảng 2.29 cho thấy, lãnh đạo các trường đã thực hiện việc lập kế hoạch mua sắm, trang bị, tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm, trang bị PTDH, có kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc mua sắm, trang bị PTDH. Tuy nhiên ở khâu lập kế hoạch còn bỏ sót ở vài bộ môn, nên khi mua sắm, trang bị PTDH vẫn còn thiếu và đôi khi phải trang bị bổ sung gấp khi có đoàn kiểm tra hoặc khi GV hội giảng cấp tỉnh cần ĐDDH. Ở khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng của các PTDH ở các trường chưa được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chú trọng đúng mức, thường chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra theo hóa đơn. Nhìn chung đánh giá kết quả QL việc mua sắm, trang bị PTDH của các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước trong thời gian qua chưa tốt.

Qua tiếp cận, tìm hiểu 10 Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng của 09 trường Tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, được biết vấn đề xây dựng các Phòng chức năng như thư viện, phòng tin học, phòng nghe nhìn, phòng thí nghiệm thực hành…, chỉ có Trường Tiểu học Tân Khai A xây dựng đủ và đúng chuẩn. Các trường còn lại, phòng thiết bị, phòng chức năng, phòng bộ môn hoàn toàn phải cải tạo từ phòng học nên chưa đạt chuẩn, đa số là phòng dùng chung cho tất cả các môn. Điều này là bất hợp lý trước yêu cầu ngày càng cao đối với công tác đổi mới PTDH.

Qua tìm hiểu, mặc dù các trường đã hết sức quan tâm việc xây dựng CSVC- PTDH nhưng do kinh phí còn hạn hẹp, kinh phí đầu tư cho CSVC không đáng kể, công tác xã hội hóa giáo dục gặp nhiều khó khăn, ngân sách hàng năm chỉ đủ để tu sửa nhỏ CSVC trường học. Do đó, điều kiện CSVC phục vụ cho việc quản lý PTDH của trường hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục.

Đây là vấn đề hết sức bất cập đặt ra cho các ngành, các cấp, các nhà quản lý giáo dục cần phải có những giải pháp cụ thể để giải quyết những bất cập trên.

Ngoài ra, các trường sử dụng thêm quỹ học phí, xây dựng và huy động thêm từ các mạnh thường quân để mua sắm và bổ sung, nhưng số lượng không đáng kể.

Theo ý kiến của Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, việc đầu tư trang bị PTDH hiện nay đã tăng nhiều so với các năm trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Điều này CBQL cũng chỉ rõ “Khâu mua sắm và trang bị PTDH còn hạn chế. Do các thiết bị cần bổ sung có số tiền lớn nên chưa đáp úng được mà chủ yếu dưa vào cấp trên cấp về” (Phỏng vấn sâu 7).

2.4.3. Thực trạng quản lý khai thác, sử dụng phương tiện dạy học

2.4.3.1. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý việc sử dụng PTDH ở các trường tiểu học theo chức năng quản lý

Bảng 2.30. Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý việc sử dụng phương tiện dạy học của các trường tiểu học

Nội dung QL PTDH Điểm trung bình Thứ bậc

Lập kế hoạch sử dụng PTDH 2,9 1

Tổ chức sử dụng PTDH 2,9 1

Chỉ đạo thực hiện việc sử dụng PTDH 2,8 2

Lãnh đạo các trường đã thường xuyên lập kế hoạch sử dụng PTDH. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo thực hiện việc sử dụng PTDH chưa làm thường xuyên. Đặc biệt là công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH vẫn còn trường chưa tổ chức kiểm tra đánh giá việc sử dụng PTDH.

Dựa vào bảng số liệu trên biết được đánh giá về mức độ thực hiện quản lý việc sử dụng phương tiện dạy học của các trường tiểu học. Trong khâu lập kế hoạch sử dụng PTDH và tổ chức bộ máy sử dụng PTDH được đánh giá ở mức độ thường xuyên với điểm trung bình của cae 2 khâu là 2,9. Khâu chỉ đạo thực hiện việc sử dụng PTDH và kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH cũng được đánh giá ở mức thường xuyên với điểm trung bình lần lượt là 2,8 và 2,7.

Như kết quả số liệu trên nhận thấy mức độ thực hiện việc quản lý việc sử dụng phương tiện dạy học của các trường tiểu học trong khâu lập kế hoạch và tổ chức được đánh giá mức độ thực hiện cao hơn 2 khâu thực hiện vad kiểm tra đánh giá. Điều này cho thấy tuy công tác quản lý có đưa ra nhưng công tác thực hiện và lượng giá kết quả chưa được thực hiện tốt.

2.4.3.2. Kết quả thực hiện các nội dung quản lý phương tiện dạy học + Về việc lập kế hoạch quản lý sử dụng PTDH

Bảng 2.31. Đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý việc sử dụng PTDH của các trường tiểu học

Đối tƣợng khảo sát Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Điểm trung bình Thứ bậc

Hiệu trưởng, phó hiệu

trưởng 1 7 2 0 2,90 4

Tổ trưởng chuyên 10 32 3 0 3,15 2

Cán bộ phụ trách

phương tiện dạy học 2 4 3 0 3,71 1

Giáo viên 40 65 10 0 3,00 3

Điểm trung bình chung 3,19

Kết quả trên cho thấy, việc xây dựng kế hoạch QLPTDH của các trường tiểu học ở mức độ quan trọng với đánh giá của 4 nhóm đối tượng với điểm trung bình chung là 3,19.

Theo đó HT, PHT và tổ trưởng chuyên môn đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý việc sử dụng PTDH ở mức độ quan trọng với điểm trung bình lầm lượt là 2,9 và 3,15.

Cùng với bảng số liệu trên CBPTPTDH người trực tiếp lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch có đánh giá cao nhất đối với công tác lập kế hoạch quản lý việc sử dụng PTDH ở mức độ rất quan trọng có điểm trung bình là 3,71.

Cũng bảng số liệu trên GV có đánh giá ở mức độ Quan Trọng với điểm trung bình là 3,0 cho công tác lập kế hoạch quản lý việc sử dụng PTDH của các trường tiểu học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy các cán bộ sư phạm nhận thấy được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch quản lý việc sử dụng phương tiện dạy học. Nhận thấy rằng để có thể thực hiện được các bước trong quá trình quản lý, sử dụng các phương tiện dạy học hợp lý thì cần có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng để các bộ phận hiểu rõ và thực hiện đúng. Vì thế đây là công tác đáng lưu ý.

Từ kết quả số liệu trên nhận thấy công tác lập kế hoạch quản lý việc sử dụng PTDH của các trường tiểu học được đánh giá ở mức độ khá và không có đánh giá yếu nào cho công tá này, tuy nhiên tỷ lệ đánh giá tốt cho công tác lập kế hoạch quản lý việc sử dụng PTDH cũng chưa được cao nên cần cải thiện để công tác trở nên tốt hơn.

+ Công tác chỉ đạo việc sử dụng PTDH

Bảng 2.32. Đánh giá công tác chỉ đạo việc sử dụng PTDH của các trường Tiểu học

Đối tƣợng khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Điểm trung bình Thứ bậc Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 2 6 2 0 0 4,00 1 Tổ trưởng chuyên 3 30 12 0 0 3,80 3 Cán bộ phụ trách phương tiện dạy học

1 5 1 0 0 4,00 1

Giáo viên 5 112 8 0 0 3,98 2

Điểm trung bình chung 3,94

Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy số cán bộ phụ trách PTDH ở các trường chưa qua đào tạo chính quy chiếm tỷ lệ cao (5/7 CBPTPTDH chiếm 71,43%); Vì thế đó sẽ là một trong những lý do dẫn đế công tác quản lý việc xây dựng bộ máy sử dụng phương tiện dạy học không được đánh giá tốt. Từ bảng đánh giá ta thấy 4 nhóm đối tượng Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cán bộ phụ trách phương tiện dạy học, giáo viên có điểm trung bình chung đánh giá là 3,94 ở mức độ khá cho công tác quản lý việc xây dựng bộ máy sử dụng phương tiện dạy học.

quá lớn về số liệu với nhóm đối tượng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có điểm trung bình là 4,0; nhóm tổ trưởng chuyên môn là 3,8; cán bộ phụ trách phương tiện dạy học là 4,0 và nhóm giáo viên là 3,98.

Tuy nhiên, công tác cán bộ phụ trách phương tiện dạy học cũng đang là vấn đề cấp thiết, bởi lẽ “Công tác quản lí phương tiện dạy học trong những năm gần đây chưa được quan tâm: Thứ nhất biên chế thiết bị không còn gộp chung với thư viện. Thứ hai nếu có nhân viên thì cũng chỉ hợp đồng ngoài biên chế lương thấp (2.850.000đ/tháng)” (Phỏng vấn 4). Hoặc có những trường “hiện nay do nhân viên thư viện kiêm công tác quản lí thiết bị nên lượng công việc nhiều. Bên cạnh đó chuyên môn nghiệp vụ không đáp ứng được cả 2 lĩnh vực.” (Phỏng vấn 5).

Các cán bộ được nhà trường phân công phụ trách PTDH này chủ yếu làm bằng kinh nghiệm. Đây là vấn đề các trường cần quan tâm và có biện pháp trong thời gian tới. Kết quả khảo sát vấn đề này được thể hiện trong bảng 2.32.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH

Bảng 2.33. Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH của các trường tiểu học

Đối tƣợng khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Điểm trung bình Thứ bậc Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 2 5 2 1 0 3,80 2 Tổ trưởng chuyên 2 30 13 0 0 3,47 4 Cán bộ phụ trách phương tiện dạy học

0 4 3 0 0

3,57 3

Giáo viên 6 110 9 0 0 3,97 1

Điểm trung bình chung 3,70

Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình chung đánh giá của 3 nhóm đối tượng là 3,70 tức ở mức độ Khá. Vì vậy, trong thời gian tới các trường cần tăng cường kiểm tra, đánh giá để việc sử dụng PTDH trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đánh giá của của khách thể khảo sát là HT, PHT công tác tổ chức quản lý việc sử dụng PTDH của các trường tiểu học ở mức độ Khá với điểm trung bình là 3,8.

Đối với khách thể thể khảo sát là cán bộ phụ trách phương tiện dạy học cho rằng, công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH của các trường tiểu học ở mức

độ Khá với điểm trung bình là 3,57.

Tổ trưởng chuyên môn cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH của các trường tiểu học ở mức độ Khá với điểm trung bình là 3,47.

Đối tượng GV là nhóm đối tượng có đánh giá cao với công tác đánh giá kiểm tra việc sử dụng PTDH của các trường tiểu học, tuy nhiên cũng nằm ở mức độ Khá (điểm trung bình 3,97).

Trong số các khách thể khảo sát, CBPTPTDH người trực tiếp thực hiện công tác này lại không có đánh giá cao cho khâu này và tổ trưởng chuyên môn có đánh giá thấp nhất. Vì thế cần có sự rõ nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng để có sự thay đổi phù hợp.

Với kết quả số liệu trên nhận thấy rằng công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH của các trường tiểu học không được đánh giá tốt ở cả 4 nhóm đối tượng nên cần có sự cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động.

2.4.4. Thực trạng quản lý công tác bảo quản, sửa chữa, thanh lý phương tiện dạy học dạy học

Bảng 2.34. Mức độ thực hiện quản lý việc bảo quản, sửa chữa, thanh lý phương tiện

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 76)