Tình hình Giáo dục tiểu học của huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 52)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Tình hình Giáo dục tiểu học của huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

2.2.3.1. Quy mô trường lớp, điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 11/8/2009 của Chính phủ trên cơ sở chia tách và đổi tên một phần diện tích từ huyện Bình Long (cũ). Toàn huyện Hớn Quản có tổng số trường: 19 trường từ năm học 2019-2020 còn 14 trường ( giảm 4 trường do sáp nhập); Tổng số lớp: 350 lớp; Trường có lớp học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh: 03 trường/49 lớp/ 1391học sinh/ 703 nữ (TH Tân Quan, TH Tân Khai B, TH Trà Thanh); Trường có lớp học 2 buổi/ngày (không tổ chức hết các lớp 2 buổi/ngày): 08 trường/97 lớp/2886 học sinh/1416 nữ; Trường có lớp bán trú: 04 trường/30lớp/436 học sinh/223 nữ.

Trang thiết bị, đồ dùng dạy học đặc biệt là các phòng phục vụ giảng dạy chưa đáp ứng đủ yêu cầu của giáo viên khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tỉ lệ các trường có các phòng thí nghiệm thực hành chưa cao ( tổng số phòng bộ môn: 26 phòng, trong đó: 14 phòng tin học; 2 phòng ngoại ngữ; 2 phòng Khoa học - công nghệ; 8 phòng Âm nhạc).[17]

2.2.3.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Độ ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là những lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động dạy học. Đồng thời, họ là người trực tiếp tác động đến PTDH, do đó, việc đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý và GV có ý nghĩa đáng kể trong việc quản lý PTDH ở nhà trường tiểu học.

Bảng 2.6. Tình hình giáo viên và học sinh một số trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước Trƣờng Năm học Số liệu 2017-2018 2018-2019 2019-2020 TH Thanh An Số GV 44 43 41 Số HS 704 778 747 Số lớp 22 24 24 Số HS/lớp 32 32,4 31,2 TH Tân Hƣng Số GV 52 53 55 Số HS 1175 1189 1174 Số lớp 43 43 42 Số HS/lớp 27,3 27,7 28 TH Trà Thanh Số GV 20 19 19 Số HS 353 347 335 Số lớp 14 13 14 Số HS/lớp 25,2 27 23,9 TH An Khƣơng Số GV 31 31 27 Số HS 707 697 687 Số lớp 26 25 25 Số HS/lớp 30 27,8 27 TH Tân Lợi Số GV 32 33 31 Số HS 661 690 666 Số lớp 24 24 23 Số HS/lớp 20,7 20,9 21,5 TH An Phú Số GV 29 29 26 Số HS 479 481 476 Số lớp 19 19 18 Số HS/lớp 25,2 25,3 26,4 TH Tân Khai A Số GV 42 44 44 Số HS 1030 1063 1070 Số lớp 30 31 31 Số HS/lớp 34,3 34,2 34,5 TH Tân Khai B Số GV 20 22 25 Số HS 445 487 485 Số lớp 15 16 16

Trƣờng Năm học Số liệu 2017-2018 2018-2019 2019-2020 Số HS/lớp 29,6 30,4 30,3 TH Phƣớc An Số GV 44 43 39 Số HS 659 711 707 Số lớp 30 30 28 Số HS/lớp 21,9 23,7 25,3 Tổng số GV 314 317 307 Tổng số HS 6213 6425 6347 Tổng số lớp 233 225 221 Số HS/Số lớp 27,8 28,5 28,7 Số GV/Số lớp 1,4 1,4 1,38

Dựa vào bảng số liệu cho thấy, tình hình giáo viên và học sinh một số trường tiểu học huyện Hớn Quản tỉnh bình Phước biết được số lượng giáo viên, học sinh, số lớp cũng như tỉ lệ học sinh/lớp có những sự khác nhau về quy mô ở các trường. Nhìn chung, ở huyện Hớn Quản, các trường có sự biến động về số lượng học sinh, giáo viên, cơ cấu trường lớp qua các năm học, trong đó, sĩ số học sinh/lớp có sự không đồng đều ở các trường học trong toàn huyện.

2.2.3.3. Kết quả dạy học

Toàn huyện có tổng số học sinh: 9792/4839 nữ; Tổng số học sinh 6 tuổi huy động vào lớp 1: 1817/1817; tỉ lệ: 100%.

Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh 3 năm gần đây:

- Đánh giá về phẩm chất: đạt 100% (không tăng, không giảm) - Đánh giá về năng lực: đạt 100% (không tăng, không giảm); - Học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 97,7%.

- Học sinh lớp 5 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100%.

Bảng 2.7. Tỷ lệ kết quả hoàn thành chương trình môn học, phẩm chất và năng lực các trường TH huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước trong thời gian qua

NĂM HỌC Hoàn thành môn học (%) Phẩm chất (%) Năng lực (%) T H C T Đ C T Đ C 2017-2018 15 84,2 0,8 75 25 0 30,0 70,0 0 2018-2019 20 79,4 0,6 76 24 0 34,6 35,4 0 2019-2020 27 72,7 0,3 76,5 23,5 0 41,3 58,7 0

Dựa vào số liệu từ bảng trên nhận thấy tỷ lệ kết quả hoàn thành chương trình môn học, các trường TH huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước trong các năm học tỷ lệ hoàn thành môn học chiếm phần tỷ lệ cao với năm học 2017-2018 là 84,2%, năm học 2018-2019 là 79,4%, năm học 2019-2020 là 72,7%.

Cùng với bảng số liệu trên biết được kết quả rèn luyện phẩm chất các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước qua các năm học không có học sinh có kết quả Chưa Đạt về phẩm chất; tỷ lệ phẩm chất đạt được kết quả Tốt chiếm tỷ lệ cao qua từng năm là: năm học 2017-2018 chiếm tỷ lệ 75%, năm học 2018-2019 chiếm tỷ lệ 76%, năm học 2019-2020 chiếm tỷ lệ 76,5%.

Cũng dựa vào bảng số liệu trên nhận thấy kết quả năng lực năm học 2017-2018 của các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước có kết quả Đạt chiếm 70% và kết quả Tốt chiếm 30%; kết quả năng lực năm học 2018-2019 của các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước có kết quả Đạt chiếm tỷ lệ là 35,4% và kết quả Tốt chiếm tỷ lệ là 34,6%; kết quả năng lực năm học 2019-2020 của các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước có kết quả Đạt có tỷ lệ % là 58,7% và kết quả Tốt có tỷ lệ % là 41,3%.

Từ các số liệu trên nhận thấy kết quả hoàn thành chương trình môn học, phẩm chất và năng lực các trường TH huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước trong các năm học đều duy trì ổn định không có sự thay đổi lớn qua từng năm. Đặc biệt với kết quả hoàn thành môn học tỷ lệ phần trăm đối với chưa hoàn thành môn học đã được cải thiện rõ rệt với tỷ lệ phần trăm được giảm đều qua từng năm.

2.3. Thực trạng phƣơng tiện dạy học tại các trƣờng tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh B nh Phƣớc

2.3.1. Thực trạng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học

Nghị định 16/2015/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã mở ra con đường rộng hơn cho các đơn vị đầu tư PTDH. Vì vậy thời gian qua việc mua sắm PTDH tại các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước có nhiều chuyển biến tốt. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này có hạn chế dẫn đến việc trang bị các PTDH vẫn còn bất cập.

2.3.1.1. Về số lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học

Qua khảo sát 09 trường tiểu học đối với CBQL (10 HT, P.HT), cán bộ phụ trách PTDH (07), GV (170) và HS (360) chúng tôi có được kết quả về số lượng PTDH ở các trường Tiểu học được thể hiện trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Mức độ đánh giá số lượng phương tiện dạy học được trang bị ở các trường tiểu học.

Đối tƣợng khảo sát Đầy đủ Tƣơng đối đầy đủ Thiếu nhiều Thiếu rất nhiều Điểm trung bình Thứ bậc

Hiệu trưởng, phó hiệu

trưởng 1 7 1 1

2,10 4

Tổ trưởng chuyên môn 7 30 7 1 2,95 2

Cán bộ phụ trách

phương tiện dạy học 1 5 1 0

3,00 1

Giáo viên 8 79 20 18 2,61 3

Điểm trung bình chung 2,66

Dựa vào bảng số liệu về mức độ đánh giá số lượng phương tiện dạy học được trang bị ở các trường tiểu học thì điểm trung bình chung của cả 3 nhóm đối tượng tham giá đánh giá gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ phụ trách phương tiện dạy học, giáo viên là 2,66. Như vậy, cả 4 nhóm đối tượng đánh giá số lượng phương tiện dạy học được trang bị ở các trường tiểu học ở mức tương đối đầy đủ.

Trong đó với nhóm đối tượng cán bộ phụ trách phương tiện dạy học có đánh giá cao nhất cho số lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học với điểm trung bình là 3,0 cùng với nhóm khách thể là tổ trưởng chuyên môn (điểm trung bình là 2,95). Còn nhóm đối tượng Hiệu trưởng, phó hiệu trường và nhóm giáo viên đánh giá số lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học ở mức độ tương đối đầy đủ với số điểm trung bình lần lượt là 2,1 và 2,61.

Tuy nhiên nhận thấy cán bộ phụ trách phương tiện dạy học là người trực tiếp quản lý, tiếp nhận, bảo quản, vận hành việc sử dụng nên theo dõi cụ thể và đánh giá được mức độ đầy đủ của các phương tiện dạy học. Giáo viên là nhóm đối tượng chính sử dụng các phương tiện và có nhu cầu trực tiếp nên số lượng phương tiện dạy học có đầy đủ cho các tiết học hay không cần sự thông báo chặt chẽ từ giáo viên lên cán bộ quản lý để có hướng điều chỉnh bổ sung.

Từ số liệu từ tổng quan cho đến cụ thể theo từng đối tượng đánh giá thì số lượng phương tiện dạy học ở các trưòng tiểu học không được đảm bảo. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình dạy học của các giáo viên khi thiếu phương tiện dạy học từ đó thì chất lượng buổi dạy đến với học sinh không được đảm bảo tốt nhất.

HS đánh giá số lượng phương tiện dạy học được trang bị ở các trường tiểu học ở mức tương đối đầy đủ, với điểm trung bình là 2,75 (cụ thể: 54,72% là tỷ lệ cao nhất

với mức độ đánh giá tương đối đầy đủ, 23,89% là tỷ lệ % đánh giá ở mức độ thiếu nhiều, 13,89 % là tỷ lệ % đánh giá ở mức đầy đủ, 7,5% đánh giá ở mức độ thiếu rất nhiều.

Như vậy số lượng phương tiện dạy học trang bị ở các trường tiểu học được HT,PHT, CBPTPTDH, GV, HS đánh giá đa phần ở mức độ tương đối đầy đủ.

Nhìn chung mức độ trang bị PTDH ở các trường tiểu học chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, hầu hết ở các trường tiểu học chỉ ở mức tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, qua trao đổi trực tiếp với BGH các trường tiểu học hiện nay, vẫn còn một số môn còn thiếu so với yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay. Đặc biệt, đó là các phương tiện nghe nhìn, Ti vi thông minh, máy vi tính, máy projector.

Qua khảo sát mức độ đáp ứng các PTDH phục vụ cho việc đổi mới nội dung, chương trình SGK và PPDH được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đánh giá về mức độ đáp ứng các phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học

Đối tƣợng khảo sát Thiếu rất nhiều Thiếu nhiều Tƣơng đối đầy đủ Đầy đủ Điểm trung bình Thứ bậc Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 1 7 1 1 2,10 4 Tổ trưởng chuyên môn 1 27 10 7 2,51 2 Cán bộ phụ trách

phương tiện dạy học 0 6 1 0 2,85

1

Giáo viên 12 70 40 3 2,27 3

Điểm trung bình chung 2,43

Từ bảng số liệu đánh giá về mức độ đáp ứng các phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học nhận thấy 4 nhóm đối tượng tham gia đánh giá là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ phụ trách phương tiện dạy học, giáo viên ở mức độ từ tương đối đầy đủ với điểm trung bình chung là 2,43.

Trong đó nhóm đối tượng cán bộ phụ trách phương tiện dạy học là nhóm đối tượng trực tiếp thay đổi, đáp ứng các phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học đánh giá ở mức độ cao nhất với điểm trung bình 2,85.

phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học ở mức độ tương đối đầy đủ với điểm trung bình là 2,51.

Giáo viên là nhóm đối tượng trực tiếp sử dụng các phương tiện dạy học và hiểu rõ các phương tiện dạy học có được đáp ứng kịp thời hay đầy đủ cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Nhóm đối tượng giáo viên đánh giá mức độ đáp ứng các phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học ở mức độ từ tương đối đầy đủ với điểm trung bình là 2,27.

Nhóm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là nhóm ít làm việc hay tiếp xúc với các phương tiện dạy học nhất đánh giá mức độ đáp ứng các phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học chỉ ở thiếu nhiều với điểm trung bình là 2,1. Đây là nhóm quản lý nên khó theo dõi kịp thời hay chưa được báo cáo nên mức độ đánh giá sẽ khác so với 2 nhóm đối tượng còn lại. CBQL cũng khẳng định “Số lượng cơ bản đáp ứng cho việc giảng dạy. Tuy nhiên chất lượng chỉ đạt ở mức trung bình. Đặc biệt bộ đồ dùng Toán và Tiếng Việt của lớp 1 đã mất các chi tiết” (Phỏng vấn sâu 1).

2.3.1.2. Về chất lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học

Kết quả khảo sát về chất lượng PTDH được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Đánh giá về chất lượng PTDH ở các trường tiểu học

Đối tƣợng khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Điểm trung bình Thứ bậc Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 1 5 2 1 1 2,80 4 Tổ trưởng chuyên môn 6 28 8 2 1 3,80 2 Cán bộ phụ trách phương tiện dạy học

2 3 1 1 0 3,85 1

Giáo viên 10 40 62 8 5 3,34 3

Điểm trung bình chung 3,44

Từ bảng số liệu đánh giá về chất lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học có được mức độ đánh giá của 3 nhóm đối tượng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cán bộ phụ trách phương tiện dạy học và giáo viên là ở mức Khá với điểm trung bình là 3,44.

dạy học ở mức độ cao nhất trong 4 nhóm đối tượng với điểm trung bình là 3,85 và ở mức độ Khá.

Tiếp đến là nhóm khách thể là tổ trưởng chuyên môn đánh giá về chất lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học ở mức độ Khá với điểm trung bình là 3,80.

Nhóm đối tượng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đánh giá chất lượng của phương tiện dạy học ở trường tiểu học ở mức độ trung bình với điểm trung bình là 2,80.

Còn nhóm đối tượng Giáo viên chỉ đánh giá chất lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học ở mức trung bình với điểm trung bình là 3,34. Theo đó GV là nhóm đối tượng có đánh giá thấp về chất lượng các PTDH so với ba nhóm đối tượng HT, PHT, TTCM và CNPTPTDH. Nhóm GV là nhóm thường xuyên và trực tiếp sử dụng PTDH nên đánh giá của GV có tính xác thực cao. Ngoài ra đánh giá của GV còn dựa trên chất lượng trong của PTDH đối với HS như thế nào, có đảm bảo cho chất lượng giờ dạy trên lớp hay không.

Qua đánh giá của HT, PHT, GV, TTCM, CBPTPTDH kết luận được chất lượng của PTDH ở các trường đạt được mức độ Khá, các PTDH không đạt yêu câu vẫn có nhưng chiếm tỷ lệ không cao. Vì thế cần nâng cao chất lượng PTDH và khôi phục các thiết bị không đạt chất lượng. Điều này cũng được thể hiện trong khi phỏng vấn sâu CBQL “Chất lượng hiện nay cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học. Tuy nhiên một số bộ đồ dùng cho học sinh mất các chi tiết như: Bộ lắp ráp kỹ thuật lớp 4, lớp 5; Bộ đồ dùng

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)