Những định hướng đổi mới phương tiện dạy học trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 30)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3.Những định hướng đổi mới phương tiện dạy học trong giai đoạn hiện nay

nay

Theo kết luận tại Hội nghị lần thứ 6 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy, đổi mới mục tiêu đào tạo, hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo, nội dung, phương pháp dạy và học, cơ chế quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm, trong toàn hệ thống”.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã nêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và “Đối với GD phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng GD lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình GD phổ thông giai đoạn sau năm 2015” [8].

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã nêu ra các giải pháp: “Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập. Hoàn thiện chính sách học phí. Đối với giáo dục mầm non và phổ thông,

Nhà nước ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ để bảo đảm từng bước hoàn thành mục tiêu phổ cập theo luật định. Khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao ở khu vực đô thị” [8].

Từ năm 2017, Bộ trưởng GD-ĐT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18-6-2018 về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện, khẳng định rất rõ trách nhiệm của các địa phương trong việc rà soát, đánh giá lại điều kiện cơ sở vật chất hiện có để bảo đảm điều kiện thực hiện Chương trình mới.

Để thực hiện được quy định của Chương trình mới, bảo đảm cho con em địa phương không thiệt thòi so với học sinh những nơi khác, các địa phương thực hiện giải pháp như: Xây dựng Kế hoạch cụ thể chi tiết theo lộ trình để thực hiện có hiệu quả Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29-10-2018; Cân đối quỹ đất, kinh phí để mỗi năm theo lộ trình thực hiện dứt điểm việc dạy học hai buổi/ngày ở một lớp học theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông như quy định.

Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục đào tạo. Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là lớp 1 năm học 2020 – 2021; triển khai có hiệu quả Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025. Rà soát các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị của các trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia bảo đảm đúng quy định. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bổ sung, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị đối với các tiêu chí trường chuẩn quốc gia đã quá hạn, bị xuống cấp.

Hiện nay, ngành giáo dục đang tiến hành chỉ đạo, định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa, cá nhân hóa người học để nâng cao tính tích cực nhận thức, khả năng độc lập, hứng thú học tập ở học sinh. Tuy nhiên từ cơ sở lý luận và thực tiễn sư phạm, QTDH có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại giữa các thành tố với nhau.

Do đó để đổi mới PPDH, cần phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu dạy học, nội dung dạy học và phương tiện dạy học đóng vai trò rất quan trọng.

Chính vì vậy PTDH phải đổi mới nhằm phục vụ cho việc đổi mới PPDH theo phương châm “Lấy học sinh làm trung tâm”, thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, định hướng.

- Những định hướng hiện nay về PTDH phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học là:

+ Trang bị hệ thống PTDH đầy đủ, đạt chất lượng cao và phải phù hợp. Vì PTDH vừa là phương tiện truyền tải thông tin vừa là nội dung của quá trình truyền đạt, giáo dục và rèn luyện kỹ năng. Cho nên để đảm bảo giáo dục toàn diện, các PTDH cần phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về tính khoa học, sư phạm, tính mĩ thuật và thiết thực.

+ Bên cạnh những PTDH dùng chủ yếu cho GV để biểu diễn, minh họa kiến thức cần phải quan tâm cải tiến các PTDH theo hướng giúp HS tích cực, chủ động, độc lập trong việc nhận thức, khám phá để tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV.

+ Phải tăng cường đồ đùng thực hành để các em tự thao tác, điều khiển, sử dụng, quan sát, nhằm tiếp nhận củng cố khắc sâu kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành và kiến thức thực tiễn cho các em. GV chỉ là người với vai trò hướng dẫn, dẫn dắt, gợi ý, giúp HS tự mình suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, phân tích, so sánh, đối chiếu và tự mình rút ra kết luận khoa học.

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ đặc biệt trong sự chuyển mình của cuộc cách mạng 4.0 đã làm cho các PTDH ngày càng hoàn thiện về mặt kỹ thuật, mĩ thuật. Do đó có nhiều tính năng mới và tạo ra những khả năng dạy học rất lớn. Vì vậy, các trường cần phải tăng cường các PTDH hiện đại tạo điều kiện hòa nhập với xu thế phát triển giáo dục so với các nước trên thế giới.

Đặc biệt, để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 và Thông tư 43/2020- TT-BGDĐT về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2. Theo đó, các thông tư này quy định cụ thể, chi tiết danh mục các thiết bị dạy học tố thiểu theo các chủ đề dạy học với mục đích sử dụng và mô tả chi tiết về thiết bị dạy học một cách rõ ràng. Đây chính là cơ sở pháp lý để các trường Tiểu học xem xét, đầu tư, bổ sung, mua sắm trang bị những thiết bị, phương tiện dạy học còn chưa đầy đủ nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

1.3.4. Những yêu cầu đối với hệ thống phương tiện dạy học ở trường tiểu học

1.3.4.1. Yêu cầu về cơ sở vật chất

Theo TT 28/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường tiểu học quy định tại Điều 40: Cơ sở vật chất của trường tiểu học:

“1. Hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của nhà trường đảm bảo đạt mức Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào

tạo. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp tiểu học, cơ sở vật chất cấp tiểu học ít nhất phải đạt mức Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường phổ thông có nhiều cấp học.

2. Nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm duy trì, nâng cao mức Tiêu chuẩn cơ sở vật chất và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Nhà trường có trách nhiệm quản lý và sử dụng cơ sở vật chất hiện có một cách hiệu quả, tránh lãng phí. Định kỳ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theo quy định. Không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dụng khi chưa cải tạo, sửa chữa.”[3]

Theo TT 28 /2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường tiểu học quy định tại Điều 41. Thiết bị giáo dục:

“1. Trường học được trang bị đủ thiết bị giáo dục, tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục trong dạy và học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Giáo viên có trách nhiệm sử dụng thiết bị giáo dục của nhà trường vào các hoạt động dạy và học; tự làm đồ dùng dạy học theo yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương”[3]

1.3.4.2. Yêu cầu về phương tiện dạy học

Theo khoản 2 Điều 18 Điều lệ Trường tiểu học: “Thiết bị dạy học sử dụng trong nhà trường thuộc Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các thiết bị dạy học khác theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông”.[3]

Yêu cầu về phương tiện dạy học là những tiêu chuẩn, tiêu chí của các phương tiện dạy học cho từng môn học hay chủ đề dạy học, nhằm hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu họcđược Bộ giáo dục ban hành bao gồm thiết bị dạy học tối thiểu tiểu học các môn: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ Thuật, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kỹ thuật, Tự nhiên – Xã hội, Thủ công, Thể dục và thiết bị dùng chung. Hệ thống PTDH theo môn học được quy định đều bao gồm các thành phần sau:

- Các vật thật: Đó là các bộ sưu tập, động vật, mẫu đất đá, sản phẩm lao động. - Các phương tiện miêu tả bằng ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo: Đó là sách giáo khoa, vở bài tập in sẵn, các tài liệu in ấn (bản đồ, sơ đồ...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các thiết bị đồ dùng để tái tạo lại hiện tượng (các dụng cụ thí nghiệm), các máy móc, dụng cụ lao động sản xuất.

- Các phương tiện kỹ thuật dùng để chuyển tải thông tin ghi trong các phương tiện nghe - nhìn (máy chiếu phim, đèn chiếu, máy thu hình...) và các phương tiện để thực hiện mối liên hệ ngược (máy kiểm tra kiến thức...).

Phương tiện dạy học có thể đơn giản hay hiện đại nhưng việc sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, đảm bảo yêu cầu về mỹ quan, sư phạm, an toàn và giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại. PTDH phải phù hợp với yêu cầu về nội dung và và phương pháp của chương trình giáo dục, phù hợp với sự phát triển và tâm sinh lý học sinh. Với mỗi loại PTDH sẽ có những yêu cầu riêng nhưng nhìn chung để đánh giá chất lượng của các loại PTDH, người ta thường dựa vào các tiêu chí sau:

+ Phương tiện dạy học phải đảm bảo tính khoa học sư phạm

- PTDH đảm bảo học sinh hình thành được năng lực và phẩm chất tương ứng với nội dung chương trình học, giúp giáo viên truyền đạt cho học sinh những kiến thức cần thiết phù hợp với nội dung, chương trình học, nội dung sách giáo khoa, đảm bảo đúng đặc trưng của từng môn học, tâm lý lứa tuổi của học sinh; giúp học sinh phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.

- Hình thức, nội dung và cấu tạo của thiết bị dạy học đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lí sư phạm cơ bản. Điều đó có nghĩa là, mỗi một loại phương tiện dạy học cần đảm bảo tính logic và tính mục đích của việc dạy học.

- PTDH phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh. Các PTDH tập hợp thành bộ, phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục, hình thức trong đó mỗi loại dụng cụ, PTDH trong mỗi bộ có vị trí, vai trò phù hợp. Như vậy, mỗi một loại PTDH không chỉ có tính đơn nhất mà còn có mối quan hệ mật thiết với các loại PTDH khác trong tính chỉnh thể của nó cũng như của môn học, chủ đề dạy học.

- Tính khoa học sư phạm của PTDH là luôn bám sát đối tượng sử dụng. Đó chính là yêu cầu hết sức quan trọng bởi mỗi loại PTDH không chỉ phù hợp với các bậc học mà còn tương thích với đối tượng sử dụng nó. Có những PTDH chỉ có GV mới là ngừoi sử dụng để hướng dẫn, hình thành năng lực cho HS. Tuy nhiên cũng có PTDH dành cho học sinh thực hành, sử dụng. Hơn nữa, tính khoa học sư phạm của PTDH luôn phù hợp với đối tượng còn thể hiện ở chỗ là có những PTDH dành cho đối tượng HS đặc thù như học sinh khuyết tật sẽ khác với HS bình thường.

- PTDH phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến. Đây cũng là một trong những yêu cầu có ý nghĩa cấp bách trong bối cảnh đổi mới giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

2018 cũng như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

+ Phương tiện dạy học phải đảm bảo tính trực quan

- PTDH dùng biểu diễn trước học sinh phải đủ lớn để học sinh ở xa và gần đều nhìn thấy được. Phương tiện dạy học dùng cho cá nhân (thiết bị thí nghiệm biểu diễn) phải phù hợp vị trí, tính chất thực hành. Điều này đặc biệt được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể chi tiết trong các Thông tư hiện hành. Ví dụ, Thông tư 05/2019/TT- BGDĐT về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Toán lớp 1, trong chủ đề dạy học “Phép tính” với thiết bị “Bộ thiết bị dạy phép tính” đã quy định “a”) Thẻ dấu phép tính (cộng, trừ); mỗi dấu 02 thẻ, in chữ màu và gắn được lên bảng; kích thước mỗi thẻ (30x50) mm. b) 20 que tính: Dài 100mm; tiết diện ngang 3mm; 10 khối lập phương kích thước (40x40x40) mm. c) 10 thẻ bó chục que tính: Mỗi thẻ có 10 que tính gắn liền nhau, in màu, mỗi que tính có kích thước (100x3) mm. d) 10 thẻ thanh chục khối lập phương: Mỗi thẻ có 10 khối lập phương chồng khít lên nhau, in màu mỗi khối lập phương có kích thước (15x15x15) mm. Vật liệu: Bằng nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng”.

- PTDH phải phù hợp tâm lý lứa tuổi, thị lực của giáo viên và học sinh. Điều này có nghĩa là những PTDH được sử dụng phải phù hợp với từng lứa tuổi của các bậc học.

Ví dụ: PTDH để giáo viên mô tả, thực hành biểu diễn cho học sinh xem không quá nhỏ, quá nặng.

- Hệ thống kí hiệu trên PTDH phải đủ lớn, rõ ràng, màu sắc rực rỡ, đẹp, có độ tương phản mạnh và phù hợp với kí hiệu các thiết bị trong thực tế.

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 30)