Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 44 - 46)

1.1.2 .Các nghiên cứu ở trong nước

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy họ cở trường tiểu học

1.5.2. Những yếu tố chủ quan

Nhận thức về vai trò của PTDH của của GV, CBQL, HS, CM và cấp trên đối với chất lượng dạy học của nhà trường: Để các PTDH được phát triển thì việc nhận thức vị trí vai trị của các PTDH đối với q trình dạy học là một vấn đề vơ cùng quan trọng, có nhận thức đúng thì mới có quan điểm đúng trong việc đầu tư phát triển. Vì vậy, các lực lượng chức năng trong nhà trường phải nhất quán quan điểm thường xuyên quan tâm chăm lo đầu tư mua sắm trang bị các PTDH phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường. Phương tiện càng hiện đại, càng đầy đủ thì chất lượng dạy học ngày càng cao.

Tạo điều kiện cho CB-GV-NV đi tham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng và quản lý các phịng thực hành thí nghiệm ở những trường chuẩn quốc gia.

Tình hình sử dụng PTDH chưa được tốt do GV ngại khó, ngại mất thời gian, kỹ năng sử dụng chưa thành thạo; chưa có quy định rõ ràng để khuyến khích, động viên GV sử dụng PTDH.

Cán bộ QL chưa quan tâm công tác tự làm ĐDDH. Chính vì thế việc tự làm ĐDDH ở GV cịn nhiều hạn chế.

Cơng tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá của lãnh đạo nhà trường và các bộ phận QL PTDH chưa được chặt chẽ. Bộ máy quản lý PTDH của các nhà trường hiện nay chủ yếu bao gồm Hiệu trưởng, P.HT phụ trách CSVC, nhân viên thiết bị, kế tốn chịu trách nhiệm tồn bộ các nội dung của quản lý PTDH từ khâu trang bị đến bảo quản và sử dụng. Sự hoạt động của bộ máy chưa được đồng bộ, chưa có kế hoạch chi tiết nên đó chính là yếu tố dẫn đến hiệu quả quản lý PTDH chưa cao. Công tác kiểm tra việc quản lý PTDH hầu như được lồng vào kiểm tra, kiểm kê tài sản theo năm tài chính, chủ yếu dựa trên hồ sơ, sổ sách dẫn đến có một số bài giáo viên khơng sử dụng dụng cụ trực quan. Bên cạnh đó, việc sử dụng PTDH chưa được xem trọng và gắn vào các tiêu chí thi đua hàng năm.

Phương tiện dạy học ở các trường chủ yếu được kiểm tra ở mức độ về số lượng, chưa đi sâu kiểm tra về chất lượng và tính đồng bộ. Chính vì vậy đây là một nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ của PTDH trong các nhà trường, do đó trong thời gian tới Hiệu trưởng các nhà trường cần có giải pháp trang bị đầy đủ và đồng bộ hơn về PTDH hiện đại cũng như truyền thống đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của giáo viên mới có thể đảm bảo hiệu quả giảng dạy phù hợp với xu thế phát triển ngày nay của giáo dục.

Tiểu kết chƣơng 1

Phương tiện dạy học là điều kiện quan trọng không thể thiếu được của QTDH nhất là ở môi trường giáo dục bậc tiểu học. PTDH luôn đồng hành với nội dung, phương pháp trong tiến trình đổi mới nội dung chương trình dạy học.Do vậy, việc đầu tư mọi nguồn lực để xây dựng một hệ thống CSVC - PTDH là việc làm cần thiết và cấp bách.

Quản lí phương tiện dạy học là một trong những hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Nó vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Để làm tốt nhiệm vụ, hiệu trưởng cần phải nhận thức sâu sắc các cơ sở lý luận của việc sử dụng PTDH để làm cơ sở cho công tác quản lý, chỉ đạo, đề ra các quyết định quản lý đúng đắn, tổ chức bộ máy đội ngũ nhân sự QL PTDH và phối hợp các tổ chức, cá nhân cùng thực hiện QL PTDH trong nhà trường. Giáo viên người sử dụng trực tiếp PTDH và những CB phụ trách PTDH phải có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm QLPTDH có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Tuy nhiên lúc nào cũng tồn tại mặt hạn chế của nó bởi khơng phải lúc nào và bất cứ đâu phương tiện kỹ thuật cũng có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức của HS. Nhiều khi, nếu sử dụng không đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, phương tiện kỹ thuật lại có tác dụng theo chiều tiêu cực, làm cho HS hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém.

Do đó, khi sử dụng PTDH, người giáo viên phải nắm vững ưu, nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện để từ đó có được hiệu quả dạy học như mình mong muốn.

Qua phân tích cơ sở lý luận và những vấn đề trình bày ở chương 1, cho thấy cơ sở lý luận nêu trên là cần thiết. Song, nếu đánh giá đúng thực trạng, xác định đúng nguyên nhân của thực trạng quản lý PTDH ở trường tiểu học trên một địa bàn nghiên cứu, sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLPTDH ở trường tiểu học. Vấn đề này sẽ được giải quyết ở các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC

CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƢỚC

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)