0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Tăng cường quản lý việc khai thác sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HỚN QUẢN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 100 -108 )

1.1.2 .Các nghiên cứu ở trong nước

3.2. Các biện pháp quản lý phương tiện dạy họ cở các trường tiểu học huyện Hớn

3.2.4. Tăng cường quản lý việc khai thác sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học

học

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Phương tiện dạy học là một bộ phận quan trọng trong cơ sở vật chất nhà trường, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lĩnh hội kiến thức đối với HS, đến việc minh họa nội dung bài giảng. Ngồi chức năng là đối tượmg của q trình nhận thức, PTDH cịn là cơng cụ, phương tiện để rèn luyện kỹ năng thực hành, nghiên cứu khoa học, rèn luyện sức khỏe của HS trong quá trình học tập. Tuy nhiên, PTDH dù được đầu tư mua sắm đầy đủ và hiện đại cũng không thể phát huy hết hiệu quả nếu không được sử dụng trong QTDH, sử dụng không đúng với mục tiêu, nội dung, PPDH.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để quản lý việc khai thác sử dụng PTDH có hiệu quả cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

* Lập kế hoạch quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH, chỉ đạo và thực hiện quản lý việc sử dụng phương tiện dạy học.

- Lập kế hoạch quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm bộ mơn, GV xây dựng kế hoạch sử dụng PTDH cho từng năm học, từng học kỳ, từng chương, từng bài. Kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, nêu rõ yêu cầu và mục đích sử dụng. Kế hoạch khai thác, sử dụng PTDH phải đúng mục đích, nội dung chương trình DH, đảm bảo đúng nguyên tắc sử dụng PTDH.

Tổ bộ môn, GV xây dựng kế hoạch về việc khai thác, sử dụng PTDH phải dựa trên cở sở nội dung, chương trình mơn học và phải được chi tiết hóa cụ thể từ kế hoạch năm học của nhà trường.

Hiệu trưởng xây dựng các nội quy, quy chế sử dụng PTDH, trong đó có những quy định vừa bắt buộc vừa khích lệ GV phải sử dụng PTDH trong các giờ lên lớp.

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch khai thác, sử dụng PTDH

Hiệu trưởng thực hiện việc phân cấp, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể của từng bộ phận, từng thành viên trong bộ máy quản lý sử dụng PTDH của nhà trường cụ thể là:

+ Hiệu trưởng triển khai các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về quản lý PTDH của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và của nhà trường cho cán bộ, GV, HS, phó Hiệu trưởng chuyên môn theo dõi và chỉ đạo việc sử dụng và bảo quản PTDH.

+ Cán bộ phụ trách PTDH giúp đỡ GV, HS bố trí, sắp xếp, chuẩn bị phịng và các loại PTDH, hướng dẫn HS thao tác thực hành, sắp xếp, vệ sinh, bảo dưỡng các loại PTDH, lập hồ sơ sổ sách theo dõi việc sử dụng PTDH để kịp thời điều chỉnh, bổ sung trong KH, đồng thời tổng hợp và báo cáo tình hình sử dụng PTDH của GV và HS.

+ Tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn chỉ đạo triển khai việc sử dụng PTDH cho GV, HS theo kế hoạch. Đồng thời phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng PTDH của các thành viên trong tổ, nhóm chun mơn theo kế hoạch đã đề ra.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch khai thác, sử dụng PTDH

Lãnh đạo nhà trường phân công kiểm tra việc thực hiện kế hoạch khai thác, sử dụng PTDH theo kế hoạch của tổ bộ môn, của GV đã đề ra; kiểm tra việc quản lý hồ sơ sổ sách của CB phụ trách PTDH; tổ bộ môn kiểm tra kế hoạch thực hiện sử dụng PTDH của GV thường xuyên, đồng thời đôn đốc, nhắc nhở và đánh giá theo từng tháng, từng học kỳ và năm học.

* Xây dựng lề lối làm việc và phân cấp trong quản lý.

Đây là trách nhiệm của HT cần thực hiện việc phân cấp quản lý, tạo điều kiện để mọi người thực hiện tốt quy chế dân chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ, để làm tốt khâu này cần thực hiện các nội dung sau:

- Phân cấp quản lý

Bộ phận quản lý công tác mua sắm, trang bị PTDH bao gồm: các tổ trưởng chun mơn, tổ trưởng văn phịng, các cán bộ phụ trách thiết bị, thư viện, kế tốn, văn thư. Nhóm này do P.HT phụ trách CSVC chỉ đạo, điều hành.

Bộ phận quản lý việc sử dụng PTDH gồm: các tổ trưởng chuyên môn, các CB phụ trách thiết bị, thư viện, GV và HS. Nhóm này do P.HT phụ trách chuyên môn chỉ đạo, điều hành.

Bộ phận quản lý về việc bảo quản PTDH: chịu trách nhiệm chung về cơng tác QLPTDH và có trách nhiệm phối hợp với hai bộ phận trên.

- Phân công trách nhiệm:

+ Hiệu trưởng: chỉ đạo chung hoạt động quản lý PTDH trong nhà trường.

+ Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC: chịu trách nhiệm trước HT, trước nhà trường về các hoạt động quản lý CSVC- PTDH trong trường. Chỉ đạo bộ phận quản lý công tác mua sắm, trang bị PTDH xây dựng các kế hoạch liên quan đến nội dung công tác trang bị và bảo quản PTDH; tham mưu đề xuất cho HT cần mua sắm, trang bị các PTDH phù hợp với yêu cầu nội dung, chương trình giảng dạy; kiểm tra giám sát, đánh giá các hoạt động quản lý PTDH của các tổ bộ môn, cán bộ phụ trách PTDH và báo cáo kịp thời cho HT.

+ Phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn: chịu trách nhiệm trước HT, trước nhà trường về các hoạt động quản lý sử dụng PTDH trong trường. Chỉ đạo bộ phận quản lý việc sử dụng PTDH xây dựng các kế hoạch sử dụng, bảo quản PTDH; tổ chức hướng dẫn, tập huấn về kỹ năng, quy trình, kinh nghiệm sử dụng PTDH; tổ chức kiểm tra, theo dõi,

đôn đốc các tổ chuyên môn, GV và HS sử dụng PTDH đúng mục đích. Tổng kết rút kinh nghiệm để khai thác, sử dụng PTDH hiệu quả và báo cáo kịp thời cho HT.

+ Các tổ trưởng chuyên môn: Phân công các thành viên trong tổ theo nhóm chuyên môn trong việc quản lý PTDH; xây dựng kế hoạch sử dụng PTDH theo phân phối chương trình; tham mưu đề xuất lên P.HT phụ trách CSVC về số lượng, chủng loại, yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng của PTDH để trang bị PTDH. Phối hợp với CB phụ trách PTDH để thuận lợi trong việc sử dụng và bảo quản PTDH trong QTDH của GV trong tổ; tổ chức tập huấn sử dụng PTDH cho GV trong tổ; tổ chức kiểm tra, dự giờ, thăm lớp, đánh giá giờ dạy rút kinh nghiệm trong việc cần sử dụng PTDH của GV và báo cáo kịp thời cho HT.

+ Cán bộ phận phụ trách PTDH: Có nhiệm vụ thiết lập, bảo quản các loại hồ sơ sổ sách liên quan đến PTDH; theo dõi việc xuất nhập PTDH; ghi chép và kiểm kê PTDH theo đúng các quy định của Nhà nước. Giới thiệu danh mục PTDH hiện có của nhà trường cho toàn thể GV nắm; thống kê thành hệ thống, thành nhóm, dựa vào đặc điểm, đặc trưng của từng môn học tạo điều kiện thuận lợi để GV, HS tìm hiểu và sử dụng. Cập nhật thơng tin các PTDH mới của các nhà sản xuất, nhà cung cấp đang có; để tham mưu bổ sung. Sắp xếp thời gian, chuẩn bị cho GV và HS các giờ thực hành, thí nghiệm; phối hợp với tổ bộ mơn đề xuất các PTDH cần trang bị phù hợp với nội dung, chương trình giảng dạy và học tập; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện sử dụng PTDH; chủ động có kế hoạch sửa chữa và bảo quản PTDH; tập huấn cho các tổ trưởng chuyên môn về kỹ năng, quy trình sử dụng PTDH; kiểm tra hướng dẫn CB, GV, HS thực hiện đúng nội quy, quy định về sử dụng PTDH; xử lý và báo cáo kịp thời về tình trạng PTDH cho HT.

+ Cán bộ, GV: Xây dựng kế hoạch cá nhân, thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, sử dụng PTDH để đổi mới PPDH; tham gia bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng sử dụng PTDH; thiết kế bài giảng theo phương pháp mới có sử dụng CNTT do tổ chuyên môn, do nhà trường tổ chức. Tổ chức hướng dẫn HS kỹ năng sử dụng PTDH và thực hiện đúng nội quy, quy định của các phịng chức năng.

* Tăng cường cơng tác chỉ đạo và tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, thúc đẩy việc khai thác, sử dụng PTDH để nâng cao chất lượng dạy và học

Nhà trường cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức sinh hoạt tổ chun mơn có chiều sâu, nề nếp và chất lượng. Trong đó cần đánh giá tình hình sử dụng các loại PTDH, nhận xét, rút kinh nghiệm về phương pháp, kỹ năng và hiệu quả sử dụng PTDH, sao cho việc sử dụng PTDH trở thành một nhu cầu và là điều kiện cần thiết trong QTDH.

dạy, phân tích đánh giá tiết dạy thật cụ thể theo từng tiêu chí, cần làm rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng PTDH với việc đổi mới PPDH hiện nay. Rút kinh nghiệm các tiết dạy có sử dụng PTDH và không sử dụng PTDH, so sánh hiệu quả tiết dạy để GV thấy được sự cần thiết và hiệu quả của tiết dạy khi sử dụng PTDH. Từ đó phổ biến trong tồn trường để nhân rộng và phát huy việc tự giác sử dụng PTDH ở giáo viên.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về phương pháp sử dụng, bảo quản PTDH. Đặc biệt chú trọng tập huấn phương pháp sử dụng đối với PTDH hiện đại như máy vi tính, máy projecrtor, bảng thông minh...

* Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá về hiệu quả việc khai thác sử dụng phương tiện dạy học của cán bộ và giáo viên và học sinh trong hoạt động giảng dạy và học tập.

Để tăng cường công tác kiểm tra việc khai thác, sử dụng PTDH của giáo viên và học sinh trong hoạt động giảng dạy và học tập, nhà trường cần thực hiện nhưng lưu ý sau:

- Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng các PTDH của GV bao gồm: kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch làm và sử dụng PTDH, kiểm tra đánh giá việc sử dụng PTDH, kiểm tra đánh giá kỹ năng, phương pháp và sự phối hợp kịp thời, đồng bộ các loại PTDH trong các giờ dạy.

- Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra sự phối hợp của tổ chuyên môn và cá nhân trong việc sử dụng PTDH. Từ đó chỉ ra được những hạn chế, kịp thời xác định phương hướng, mục tiêu hoặc điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ giáo viên trong quá trình quản lý và sử dụng PTDH. Đồng thời qua kiểm tra để tạo lập mối liên hệ thông tin ngược trong quản lý PTDH.

- Cần thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng tích cực, đánh giá khả năng vận dụng tri thức của học sinh thông qua các kỹ năng sử dụng các PTDH.

* Chú trọng một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới hoạt động dạy và học

Chú trọng việc ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy: sử dụng các phần mềm do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, soạn giảng giáo án, bài giảng điện tử, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên trên Internet...

Ứng dụng CNTT trong quản lý cán bộ, giáo viên, học sinh, sắp xếp thời khóa biểu, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý PTDH... Đẩy mạnh công tác thông tin giữa các đơn vị, ngành qua email, ứng dụng các phần mềm trong dạy và học tất cả các bộ mơn trong chương trình, các hoạt động ngoại khóa…

nghề; bồi dưỡng học sinh tham gia giải Toán, học ngoại ngữ hay tìm hiểu thêm thơng tin trên một số trang Web có uy tín, có hướng dẫn của GV, thi “Giao thông thông minh” trên mạng...

Xây dựng các chuẩn và tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT trong dạy học, quản lý của cán bộ, giáo viên. Đây là một trong những điều kiện để đảm bảo chất lượng và góp phần tăng cường sử dụng CNTT trong Giáo dục - đào tạo, đặc biệt hỗ trợ đổi mới PPDH.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt, đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức tin học bằng nhiều hình thức như:

+ Tổ chức dạy tin học tại trường cho GV về cách thức sử dụng phần mềm ứng dụng thiết bị dạy học.

+ Lựa chọn và cử GV có trình độ chun mơn về cơng nghệ thơng tin, tham gia các lớp tập huấn do ngành tổ chức. Đồng thời, sau khi các GV này được tập huấn sẽ tập huấn lại cho các GV trong nhà trường

+ Tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng chuyên đề cho cán bộ, giáo viên tại trường về cách sử dụng bộ thiết bị tiên tiến và cách soạn giảng các phần mềm quản lý và dạy học: Hitech, Antispite…; cách truy cập, khai thác mạng Internet; hướng dẫn thiết kế giáo án điện tử; hướng dẫn sử dụng Website nội bộ của nhà trường, sử dụng các phần mềm dùng chung để cập nhật, trao đổi thông tin thông qua thư điện tử...

+ Cử cán bộ, giáo viên có năng lực tốt về CNTT tham gia kỳ thi ứng dụng công nghệ thông tin giỏi hàng năm do ngành tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các đối tượng quản lý trong nhà trường (HT, P.HT, cán bộ phụ trách PTDH, Tổ chun mơn, GV, HS) để q trình sử dụng PTDH trong nhà trường có sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý, chỉ đạo.

GV sử dụng PTDH phải thực hiện theo kế hoạch chung của tổ, trước khi sử dụng phải đăng ký với CB phụ trách PTDH (mượn trả theo qui định); phải nghiên cứu kỹ phần kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, nắm vững nguyên lí vận hành, tính năng kỹ thuật. Sử dụng, khai thác PTDH đúng mục đích, đúng mức độ, đúng lúc.

HS sử dụng PTDH phải được sự hướng dẫn của GV, cần nghiên cứu trước lí thuyết cơ bản và những vấn đề liên quan đến bài thí nghiệm, thực hành.

Trang bị đầy đủ PTDH có ứng dụng CNTT như: Tivi thơng minh, máy tính, phần mềm quản lý, phần mềm tra cứu phục vụ công tác dạy học và quản lý.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa và thanh lí phương tiện dạy học

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Công tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa PTDH là vấn đề cần được chú trọng nhằm làm cho các PTDH được sử dụng một cách hợp lý, kéo dài tuổi thọ đáp ứng yêu cầu dạy và học của GV, HS kịp thời và có hiệu quả. Để PTDH ít bị hư hỏng, đỡ tốn kinh phí sửa chữa và chủ động trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng thì phải tiến hành bảo dưỡng thường xuyên. Đồng thời, khi phát hiện hư hỏng phải kịp thời sửa chữa, không cố kéo dài việc sử dụng để tránh làm thiết bị, máy móc bị hư hỏng nặng thêm.

Thực tế hiện nay công tác này chưa thật sự được chú trọng mà chủ yếu giao trách nhiệm cho nhân viên thiết bị. Vì vậy, để quản lý TBDH được tốt thì biện pháp đẩy mạnh quản lý việc bảo quản TBDH là thật sự cần thiết để chống lãng phí do mức độ hư hỏng TBDH, tiết kiệm nguồn kinh phí đầu tư cho trang bị TBDH và góp phần đẩy mạnh hiệu quả sử dụng TBDH

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để đạt hiệu quả cao trong việc bảo quản PTDH, nhà trường cần thực hiện những nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc giữ gìn, bảo quản các loại PTDH trong nhà trường.

Nâng cao nhận thức cho CB, GV và HS về vấn đề ý thức trách nhiệm bảo quản PTDH thông qua các cuộc họp hội đồng chuyên môn, cán bộ quản lý phổ biến cách thức, phương pháp bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa đến GV, CBPTTBDH. Đồng thời, Ban Giám hiệu có thể mời các chuyên gia về phương tiện dạy học để tổ chức các đợt tập huấn cho GV, CBPTTB về công tác thiết bị dạy học của nhà trường.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HỚN QUẢN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 100 -108 )

×